Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh, trong đó, số lượng bom, mìn, vật nổ hiện còn nằm rải rác nhiều nơi. Theo báo cáo công bố hiện trạng tồn lưu ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, diện tích đất đai Việt Nam hiện bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ là 5,64 triệu hécta, chiếm 17,1% diện tích đất tự nhiên cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam hiện còn khoảng 800.000 tấn, nằm rải rác tại 63/63 tỉnh và thành phố, nhưng nằm tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung. Có hơn 46 nghìn nạn nhân của bom mìn vật nổ trong đó chết 23.775 người, bị thương 22.416 người.

Lễ cắt băng khánh thành trung tâm VNMAC

QUÂN ĐỘI THAM GIA KHẮC PHỤC SỰ CỐ BOM -MÌN, VẬT LIỆU NỔ SAU CHIẾN TRANH

Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Nhằm đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu, tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội. Hằng năm Chính phủ đã đầu tư một khoản kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng cho các hoạt động rà phá bom, mìn vật nổ, giải phóng đất đai, góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, tái tạo quỹ đất, bảo đảm môi trường, điều kiện an toàn cho sản xuất; để cấp cứu, điều trị và hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập vào cộng đồng; để giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh nhằm giảm thiểu tai nạn, thương tích do bom, mìn cho nhân dân. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh ở nước ta hiện nay được kế thừa về lực lượng, kinh nghiệm từ các đơn vị công binh trong toàn quân. Các đơn vị, doanh nghiệp rà phá bom mìn phát triển đều khắp ở các đơn vị và được Bộ Quốc phòng cấp giấy phép “khảo sát, dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ” theo đúng quy định. Đến nay, toàn quân đã có 46 đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, với tổng số khoảng 300 đội thi công rà phá bom, mìn. Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động đã tích cực, chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng lực lượng đủ điều kiện hoạt động rà phá bom, mìn, chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt, làm hạt nhân trong sử dụng các trang, thiết bị và xử lý các loại bom, mìn, vật nổ. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã phối hợp với các cơ quan, nhà trường để đào tạo, cấp chứng chỉ đội trưởng, nhân viên dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ theo quy định. Trước yêu cầu nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 701/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 701). Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; các giải pháp vận động tài trợ nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh tại Việt Nam.

Xem thêm  НАЕЗДНИКИ ИЗ ЧЕТЫРЕХ СТРАН ЗАВЕРШИЛИ ПОДГОТОВКУ К «КОННОМУ МАРАФОНУ» АРМИ-2021 В ТЫВЕ

>>> Vào Winbet nhận quà mới nhất

Trong suốt hơn 40 năm qua, Việt Nam đã luôn nỗ lực để làm sạch các khu vực đất đai bị ô nhiễm bởi bom mìn sót lại sau chiến tranh. Bằng nguồn lực trong nước cùng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, mỗi năm Việt Nam rà phá được từ 40.000 – 50.000 hécta ở các khu vực ô nhiễm bom mìn. Như vậy, dự kiến phải mất hơn 100 năm nữa Việt Nam mới làm sạch bom mìn trên toàn quốc. Ước tính cần kinh phí trên 10 tỷ USD, chưa kể kinh phí cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn. Để khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh hiệu quả, các đơn vị, doanh nghiệp làm nhiệm vụ rà phá bom, mìn cần đào tạo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, phấn đấu 100% cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn được cấp chứng chỉ đào tạo rà phá bom, mìn theo quy định. Đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật phải được tập huấn, bồi dưỡng, sử dụng thành thạo các trang bị, khí tài mới, hiện đại theo các quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh; chú trọng huấn luyện nhân viên dò tìm, xử lý tín hiệu dưới nước…

Nguồn: Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC​)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *