CUỘC THI VÙNG TAI NẠN 2022

QUY CHẾ

TIẾN HÀNH CUỘC THI “VÙNG TAI NẠN” NĂM 2022

Chương I. CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Trang bị, khí tài quân sự và khí tài đặc biệt: Là toàn bộ vũ khí và phương tiện kỹ thuật đi kèm (phương tiện vận tải, thiết bị, trang bị).

Phương tiện vận tải: Các xe chuyên dụng và xe vận tải được sử dụng để di chuyển người và hàng hóa có mục đích khác nhau.

Thiết bị: Máy móc, vật tư, cơ cấu, dụng cụ và các vật dụng khác.

Quân trang: Trang phục, trang bị, các phương tiện bảo vệ cá nhân và các tài sản khác

Trang phục: Quân phục cùng tất cả các phụ kiện đi kèm.

Trang bị: Tất cả các vật được dùng để mang vũ khí cá nhân và các đồ vật khác (đạn dược, phương tiện chiến đấu).

Nền đường: Dải đất được dùng cho di chuyển, phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải di chuyển ở chế độ tốc độ nhất định trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm và trong bất cứ khoảng thời gian nào trong năm.

Lề đường: Hai dải đất ngay bên cạnh của đường đi, được sử dụng để phương tiện vận tải dừng tạm thời.

Tạm dừng (Pit-stop): Khoảng dừng tạm thời để đội tiến hành công tác kiểm tra, cũng như khi vũ khí và khí tài bị hỏng hóc.

Chương II. QUY ĐịNH CHUNG

1. Cuộc thi Vùng tai nạn (sau đây gọi là cuộc thi) trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế là Cuộc thi giữa các đơn vị cứu hộ cứu nạn các đội tuyển cứu hộ, cứu nạn các nước dự thi về nghệ thuật sử dụng dụng cụ và trang bị cứu hộ cứu nạn, lái xe chuyên dụng và độ bắn chính xác

2. Cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế phù hợp với Chỉ thị số 68/CT-BQP ngày 30/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam về việc Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Hội thao Quân sự quốc tế năm 2022, trong đó xác định trình tự tổ chức và tiến hành cuộc thi “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế năm 2022.

3. Cuộc thi được tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Thể lệ hiện hành quy định trình tự tổ chức Cuộc thi, phương pháp đánh giá kết quả, công tác BGK và đề cập đến việc các nhà chức trách tuân thủ nghiêm ngặt nội dung của Thể lệ. Trước khi diễn ra Cuộc thi, các đơn vị, tổ chức quan tâm sẽ hiệp đồng xem xét về việc thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Thể lệ do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau gây ra. Sau đó lập biên bản.

5. Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung công tác tổ chức và tiến hành Cuộc thi là Ban Tổ chức Hội thi của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

6. Ban Tổ chức Hội thao quân sự quốc tế (sau đây gọi là BTC HTQSQT) thông qua quyết định về nơi diễn ra Cuộc thi.

7. Chủ nhiệm BTC HTQSQT thông qua quyết định về thời hạn diễn ra Cuộc thi trong khuôn khổ HTQSQT. Trong trường hợp số lượng đội dự thi không cho phép tổ chức Cuộc thi trong thời hạn được quy định thì những giai đoạn ban đầu của Cuộc thi có thể được tổ chức một số ngày trước Lễ khai mạc. Chịu trách nhiệm về thông qua quyết định này dành cho Chủ nhiệm BTC HTQSQT.

8. Chịu trách nhiệm về chuẩn bị cơ sở vật chất huấn luyện và cơ sở hạ tầng để tổ chức Cuộc thi là BQP nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9. Trong quá trình chuẩn bị cơ sở BTC có ít nhất 3 đại diện của nước tổ chức được thành lập. Quá trình chuẩn bị cơ sở phải được kết thúc ít nhất 2 tuần trước ngày Cuộc thi dự kiến sẽ bắt đầu.

10. Nhằm mục đích đảm bảo toàn diện diễn ra Cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi được thành lập. Thành phần, thời hạn thành lập và ngày Ban Tổ chức bằt đầu hoạt động được xác định phù hợp với bản chỉ thị tổ chức HTQSQT (sau đây là bản chỉ thị). Trách nhiệm của các nhà chức trách Ban Tổ chức được Trưởng ban Tổ chức cùng với Trọng tài trưởng xác định. Trưởng ban Tổ chức, Phó Trưởng ban và thành phần của Ban Tổ chức là chỉ huy các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ngoài ra bổ sung thêm chức vụ “Phó trọng tài trưởng Cuộc thi” là một trong số quân nhân của Tổng Cục 12/BQP LB Nga. Phó trọng tài trưởng có quyền kiểm soát các đội tuyển tuân thủ nội dung của Thể lệ hiện hành và trình tự đưa khiếu nại cho Chủ nhiệm BTC HTQSQT về mặt đảm bảo các quân nhân dự thi và những bất đồng khác.

11. 2. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong Cuộc thi là tiếng Việt, Nga và Anh. Trong trường hợp bất đồng trong các văn bản có ngôn ngữ khác thì lấy văn bản tiếng Nga và tiếng Việt làm căn cứ.

12.            Mục đích của Cuộc thi:

– Tăng cường sự hợp tác hữu nghị truyền thống với các đơn vị trong lĩnh vực cứu hộ cứu nạn;

– Nâng cao trình độ huấn luyện và khả năng sử dụng kỹ thuật cứu hộ cứu nạn;

– Xác định các đội tuyển có kỹ năng kỹ thuật và chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực cứu hộ cứu nạn

13. Chuẩn bị và tổ chức Cuộc thi được chia thành 4 giai đoạn:

– Tổ chức (đội tuyển đến dự thi, chấp nhận vũ khí và trang bị kỹ thuật, biện pháp hướng dẫn và cách ly (nếu cần) đến 5 ngày))

– Chuẩn bị tới Cuộc thi (tổ chức huấn luyện)

– Tổ chức Cuộc thi:

Giai đoạn 1: Dải chướng ngại vật đặc biệt;

Giai đoạn 2: Thi tiếp sức;

Giai đoạn 3: Dành chiến thắng.

– Kết thúc.

14. Thành phần đội thi gồm 15 người:

          – Huấn luyện viên: 1 người;

– Đội thi: 14 người, trong đó gồm:

+ Đội trưởng: 1 người;

+ Các tuyển thủ của đội thi: 10 người, trong số đó tài xế hạng C không ít hơn 2 người;

+ Bảo hiểm: 1 người;

+ Dự bị: Không nhiều hơn 2 người.

Trang phục: Quân phục dã chiến, bộ đồ bảo hộ nhẹ L-1 và mặt nạ phòng hóa PMK-3.

        Trang bị cá nhân: quân phục, bộ quần áo bảo hộ loại nhẹ L1, mặt nạ phòng độc PMK3.

         15. Biên chế vũ khí và trang bị kỹ thuật đặc chủng (VKTBKT) và các loại tương đương gồm có:

– Xe chuyên dụng Kamaz-43266 (hai cầu) bánh 4×4, kích thước tổng thể: Dài 7595mm, rộng 2550mm, cao không quá 3430 mm, trọng lượng xe không tải 7.300 kg, khối lượng tải cho phép 7.000kg, trọng lượng xe khi đầy tải 15500kg

– Xe chuyên dụng Kamaz-43253 (một cầu) bánh 4×4, kích thước tổng thể: Dài 7565mm, rộng 2900mm, cao không quá 3430 mm, trọng lượng xe không tải 7.600 kg, trọng lượng xe khi đầy tải 14590kg

+ Dây buộc để chằng buộc hòm;

+ Dây buộc để chằng buộc mô hình hàng hóa;

+ Bộ chống trôi xe vận chuyển;

– Xe cứu hỏa trên cơ sở xe Kamaz;

– Áo bảo hộ cứu hỏa;

– Mũ cứu hỏa;

– Cuộn ống nước chữa cháy áp lực với các phụ kiện kết nối từ bộ lăng của xe bồn chữa cháy АЦ-6,0-40;

– Loa phụt tạo bọt GPC-600

– Khay đựng xăng để đốt lửa;

– Bộ quần áo phòng hóa L-1;

– Mặt nạ phòng hóa PМC-3;

– Bơm tay thủy lực hai cấp;

– Bộ banh tách cứu hộ;

– Kích cứu hộ;

– Thang nhôm cứu hộ;

– Mũ bảo hộ lao động;

– Hệ thống bảo hiểm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố;

– Thiết bị hãm “Số 8 cổ điển” từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố;

– Dây leo núi động lực học đường kính 11mm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố;

– Móc leo núi từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố;

– Máy cưa tay chạy xăng;

– Máy cắt tay chạy xăng;

– Cáng bạt;

– Garô cầm máu;

– Băng y tế (3mx8cm);

– Túi quân y;

– Nẹp Cramer để nẹp chân tay;

– Găng tay cotton;

– Máy dò mìn VMH-2.1;

– Cờ tín hiệu màu đỏ để đánh dấu vị trí mảnh kim loại;

– Cờ tín hiệu màu trắng để đánh dấu phạm vi khu vực tìm kiếm và thu thập các mảnh kim loại;

– Hòm gỗ đựng vật tư cứu hộ;

– Cáng chuyên dụng có các ô riêng biệt để mảnh kim loại;

– Kẹp để gắp các mảnh kim loại;

– Mảnh kim loại;

– Con lăn gỗ để di chuyển contenner cứu hộ;

– Contenner cứu hộ, khối lượng không dưới 400 kg;

– Hình nộm mô phỏng người bị nạn;

– Súng ngắn K59, đạn cỡ 9mm;

– Hộp tiếp đạn của súng ngắn K59;

– Áo chống đạn loại 2 tấm chắn  ASA-99;

– Mũ bảo hiểm ZETA-4;

– Máy phát điện 2,2-3,0KW (búa tạ, cọc tiếp đất, dây tiếp đất);

– Nhà bạt phao tiểu đội;

– Thiết bị bơm nhà bạt;

– Xẻng bộ binh 58 cm;

– Bình chữa cháy.

          16. Để công tác trọng được hiểu quả và công bằng, chỉ định Tiểu ban Giám khảo Cuộc thi (TBGK) gồm các thành viên như sau:

– Trưởng TBGK (lãnh đạo Cuộc thi)

– Thành viên TBGK – mỗi đội – quốc gia tham dự cử 1 đại diện làm thành viên BGK;

– Tiểu ban thư ký (có Trưởng TBTK, 2 nhân viên kỹ thuật, phiên dịch nếu cần thiết.

– Trọng tài thực địa (số lượng trọng tài thực địa do BTC chỉ định), nếu nước nào không có trọng tài thực địa không có quyền đưa khiếu nại đối với sự công tác của trọng tài thực địa của các nước khác.

– Quy tắc làm việc của TBGK tuân thủ với quy định của Quy chế về công tác trọng tài.

– BTC bố trí lắp đặt các camera giám sát để hỗ trợ TBGK đánh giá chính xác kết quả thi của các tuyển thủ.

– TBGK tập trung làm việc tại tòa nhà của Ban chỉ đạo, với sự hộ trợ của các thiết bị công nghệ thông tin, thực hiện kiểm tra giám sát quá trình thi đấu của Cuộc thi.

– Thành viên TBGK không được ra khỏi khu vực thi khi các bài thi giai đoạn thi đang diễn ra.

17. Nếu phát sinh tình huống gây tranh cãi trong quá trình thi đấu, các thành viên BGK sẽ nghiên cứu nội dung của Thể lệ, ảnh chụp, file ghi hình và các thiết bị giám sát khác, sau đó tổ chức bỏ phiếu để đưa ra kết luận cuối cùng. Lập biên bản cuộc họp.

– Các trọng tài là thành viên của các đội đang thi đấu, khi có tình huống gây tranh cãi sẽ không tham dự bỏ phiếu.

– Trong trường hợp số phiếu bằng nhau thì quyết định sẽ theo phía trưởng BGK bỏ phiếu.

– Chỉ Trọng tài trưởng có quyền truất đội tuyển quyền dự thi sau khi thông qua quyết định tại cuộc họp TBGK và lập biên bản. Trong trường hợp đội tuyển (quân nhân) vi phạm nghiêm ngặt quy tắc (dẫn đến thương nặng) Thể lệ, BGK có thể truất đội tuyển (quân nhân) quyền dự thi ngay lập tức.

– Đội tuyển bị truất quyền dự thi được xếp hạng cuối cùng trong bảng thi đấu Cuộc thi.

18. Trong trường hợp giám khảo không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình (mắc bệnh…), đội đó sẽ phải cử 1 người khác thay thế để tham dự vào BGK Cuộc thi. Huấn luyện viên có thể khuyên 1 người thay thế từ đội tuyển của mình. Mỗi đội chỉ được thay giám khảo đại diện 1 lần trong suốt quá trình thi đấu tại Cuộc thi (có biên bản kèm theo).

19. Nếu giám khảo không thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của Cuộc thi hoặc các vi phạm khác, sẽ bị những hình phạt sau:

– Cảnh cáo;

– Truất quyền trọng tài;

– Truất quyền trọng tài trong một khoảng thời gian nhất định;

20. TBGK có quyền thông qua quyết định xử phạt giám khảo (trọng tài thực địa, cán bộ kỹ thuật) bằng cách biểu quyết công khai với đa số ủng hộ, có biên bản kèm theo.

– Các trọng tài thực hiện nhiệm vụ tốt đẹp và tuyệt vời có thể được khen thưởng bằng huy chương BQP và bằng danh dự.

– Các thành viên của Ban trọng tài và TBGK phải biết rõ và thực hiện nhiệm vụ trọng tài đúng quy định.

21. Để xác định nguyên nhân hỏng hóc hay trục trặc của VKTBKT, lập ra hội đồng kỹ thuật theo chỉ thị của trưởng BTC.

22. Trong cuộc thi các huấn luyện viên và các thành viên dự bị của phân đội phải có mặt trên khán đài. Việc thay người có thể thực hiện theo kế hoạch hoặc do tình huống cần thiết. Thay người do tình huống cần thiết chỉ do trưởng BGK thực hiện được khi có tuyển thủ đang thi đấu bị chấn thương không thể tiếp tục thi đấu.

23. Nhân viên bảo vệ, khi đội mình đang tham dự thi đấu, sẽ có mặt tại bức tường leo núi để đảm bảo an toàn cho tuyển thủ đang thi. Nhân viên bảo vệ bị cấm làm nỗ lực giúp đỡ các thành viên đội tuyển khi thi đấu. Nếu vi phạm điều kiện này thì đội sẽ bị phạt thời gian vì vi phạm trình tự (mỗi vi phạm)

Chương III. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH CUỘC THI

24. 1 ngày trước khi bốc thăm, huấn luyện viên của đội nộp đơn đăng ký tham dự Cuộc thi (phụ lục 4), kèm theo giấy tờ tùy thân của các lái xe (bằng lái xe quốc tế hạng C) cho ban thư ký.

– Sau khi xem xét đơn, lập biên bản cho phép tham dự thi đấu, biên bản này được xác nhận bởi các thành viên giám khảo và trưởng BGK.

– Trước khi bắt đầu Cuộc thi tiến hành bốc thăm xác định các tuyển thủ thi đấu trước, cặp đội thi đấu cùng lượt, thứ tự và đường chạy ở tất cả các giai đoạn Cuộc thi. Quy trình bôc thăm được nêu trong.

– Lập biên bản kết quả bốc thăm.

– BTC phát cho các đội biểu tượng của cuộc thi.

25.Trong Cuộc thi quân nhân mặc quân phục dã chiến, luôn đội mũ (ngoài những trường hợp mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân) và đi giầy cao cổ. Nếu vi phạm điều kiện này sẽ bị phạt 30 giây (mỗi lần vi phạm). 

26. Quyết định sử dụng VKTBKT không trong danh mục quy định của Quy chế này do hội đồng kỹ thuật xem xét trước khi bắt đầu Cuộc thi, sau khi kiểm tra tính năng kỹ thuât của các loại VKTBKT này. Trong trườn hợp các chỉ số không phù hợp với yêu cầu sẽ tiến hành hiệu chỉnh hệ số giảm.

Kết quả kiểm tra VKTBKT và hiêu chỉnh hệ số giảm được lập thành biên bản của hội đồng kỹ thuật, và được thông báo tới các đội và BGK. Trưởng BGK sẽ là người ra quyết định có sử dụng các VKTBKT này hay không.

27. 1 ngày trước ngày thi, các thành viên phân đội tiến hành nhận và kiểm tra VKTBKT, sự sẵn sàng của cơ sở vật chất huấn luyện theo “Sổ tay theo dõi bàn giao VKTBKT” (phụ lục 7). Kết thúc ngày thi đấu tổ chức thực hiện kiểm tra bảo dưỡng VKTBKT (nhân viên kỹ thuật) và bàn giao lại cho BTC cất giữ.

– Phương tiện vận tải được BTC bàn giao cho lái xe các đội với sự giám sát của hội đồng kỹ thuật, lập biên bàn bàn giao. Các lái xe trình bằng lái xe quốc tế hạng C.

– Công tác chuẩn bị VKTBKT, các trang bị cơ sở vật chất huấn luyện cho mỗi giai đoạn Cuộc thi mỗi đội phải tự tổ chức thực hiện bằng nguồn lực của đội với sự hỗ trợ của nhóm bảo đảm kỹ thuật của Cuộc thi.

28. Có biên bản kèm theo. Việc bảo dưỡng, sửa chữa (nếu cần thiết), việc tiếp nhiên liệu và dầu mỡ bảo quản được thực hiện tại khu vực quy định. Có thể thay thế nếu một loại VKTBKT nào đó bị hỏng trong thời gian diễn ra giai đoạn tiếp theo của Cuộc thi (VKTBKT dự phòng tập trung ở khu vực quy định để có thể tiến hành thay thế nhanh chóng). Việc thay thế này được thực hiện theo lệnh của trưởng BGK và do tổ bảo đảm kỹ thuật của Cuộc thi thực hiện. Các VKTBKT dự phòng sẽ di chuyển theo tuyến quy định. Thông báo dừng pit trong khi thực hiện thay thế VKTBKT.

29. Trong thời gian dừng pit, các tuyển thủ đang tham dự thi đấu phải dừng mọi hoạt động, VKTBKT đứng im bất động.

– Nếu vi phạm điều kiện này sẽ bị phạt 90 giây (mỗi lần vi phạm)

– Thời gian dừng pit do trọng tài thực địa đánh dấu vào biên bản kiểm tra phất đồng thời cờ trắng và cờ đỏ bằng 1 tay ra tín hiệu.

– Có thể có tình huồng dừng pit được tiến hành trước khi tiến hành mỗi giai đoạn Cuộc thi.

30. Dừng pit trong những tình huống sau:

Trong giai đoạn đầu tiên “Dải chướng ngại vật đặc biệt”:

– Thay thế VKTBKT do hỏng hóc

– Kiểm tra việc mang mặc trang bị bảo hộ có đúng quy định hay không, thời gian dừng pit tối đa là 120 giây, thời gian dừng pit bắt đầu và kết thúc được đánh dấu bằng tín hiệu lời nói

– Kiểm tra việc gia cố trang thiết bị vào thùng xe, sử dụng dụng cụ gia cố trước khi bắt đầu di chuyển

– Phát bắn chậm hoặc bia popper xuất hiện trong bài thi bắn

– Trong các trường hợp khác, được sự cho phép của trọng tài thực địa, phòng ngừa tai nạn khẩn cấp

Trong giai đoạn thứ hai dừng pittop được thực hiện trong những tình huống sau:

– Thay thế VKTBKT do hỏng hóc;

– Phát bắn chậm;

– Trong các trường hợp khác, được sự cho phép của trọng tài thực địa, phòng ngừa tai nạn khẩn cấp.

Trong giai đoạn 3 của Cuộc thi dừng pittop được dùng trong các trường hợp sau:

          – Thay thế VKTBKT do hỏng hóc

– Kiểm tra việc mang mặc trang bị bảo hộ có đúng quy định hay không, thời gian dừng pit tối đa là 120 giây, thời gian dừng pit bắt đầu và kết thúc được đánh dấu bằng tín hiệu lời nói

– Kiểm tra việc gia cố trang thiết bị vào thùng xe, sử dụng dụng cụ gia cố trước khi bắt đầu di chuyển

– Phát bắn chậm hoặc bia popper xuất hiện trong bài thi bắn

– Trong các trường hợp khác, được sự cho phép của trọng tài thực địa, phòng ngừa tai nạn khẩn cấp.

Nếu trong cuộc kiểm tra việc mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân, thời gian dừng pittop hơn 120 giây thì đội tuyển dừng xong và tiếp tục thi đấu, trọng tài thực địa sẽ bị truất quyền trọng tài.

31. Nếu nguyên nhân VKTBKT hỏng liên quan đến quá trình thực hiện bài thi của đội thi, thời gian thay thế sẽ tính vào thời gian thực hiện bài thi của đội đó.

32. Các tình huống gây tranh cãi, liên quan tới viêc sử dụng VKTBKT, sẽ do hội đồng kỹ thuật xem xét. Nếu cần thiết, sau khi kết thúc ngày thi, sẽ tiến hành test kiểm tra các mẫu VKTBKT để xác định tính năng kỹ thuật. kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và được thông báo tới các đội thi và thành viên giám khảo trước khi bắt đầu phần thi.

33. Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu lệnh “Chú ý” (đội tiếp theo chuẩn bị đến lượt thi). Cờ trắng hạ xuống là hiệu lệnh “Chuẩn bị thực hiện”, “Tiến về phía trước”. Trong bài thi bắn, cờ trắng giơ lên nghĩ là kết thúc bắn.

34. Các trọng tài thực địa đánh dấu lỗi của tuyển thủ vào phiếu, đồng thời phất cờ đỏ. Cờ đỏ liên tục được giơ lên là báo hiệu nguy hiểm, đội thi đã vi phạm quy tắc an toàn hoặc VKTBKT bị hỏng, không thể tiếp tục thi đấu được. Theo hiệu lệnh này những tuyển thủ đang thực hiên bài thi phải dừng hoạt động, phương tiện vận tải thì dừng lại.

Mỗi trọng tài thực địa đều có quyền tự phất cờ đỏ, hoặc theo chỉ thị của trưởng BGK Cuộc thi.

35. Phân đội trưởng, sau khi quan sát công tác chuẩn bị và sẵn sàng của tuyển thủ, vừa giơ tay lên vừa hô “Sẵn sàng”.

36. Đội nào không tham dự dù chỉ 1 trong 3 giai đoạn Cuộc thi sẽ không được tính tổng điểm chung cuộc, nhưng được tính thành tích ở từng hạng mục mà đội đó có tham dự.

37. Nếu đội nào trong quá trình thi đấu, gây ra tình huống nguy hiểm, dẫn tới hoặc có thể làm chấn thương, hoặc nguy hiểm chết người, làm hỏng VKTBKT và cơ sở vật chất của căn cứ quân sự, sẽ bị truất quyền thi đấu khỏi Cuộc thi. Đội đó sẽ xếp cuối cùng trong bảng tổng sắp Cuộc thi.

38. Trong trường hợp vi phạm, đội đó sẽ bị phạt về thời gian. Những tình huống vi phạm bị tính thời gian phạt sẽ được phổ biến cho các đội trước mỗi giai đoạn Cuộc thi.

39.Khi tính tổng thời gian mỗi đội thực hiện giai đoạn thi bất kỳ, thời gian phạt sẽ được cộng thêm vào thời gian thực tế đội đó thực hiện phần thi, không tính thời gian dừng pittop.

40. Huấn luyện viên mỗi đội sẽ trình các khuyến nghị (bằng văn bản) về công tác tổ chức, tiến hành Cuộc thi và xác định kết quả thi vào ngày có tình huống gay tranh cãi, không muộn hơn 18h00 (giờ Hà Nội). Quyết định của TBGK không thể bị khiếu nại hoặc thảo luận.

41. Công tác chuẩn bị thao trường cho phần thi “Tìm kiếm và thu thập các mảnh kim loại” do tổ đảm bảo kỹ thuật của Cuộc thi thực hiện. Các mảnh kim loại được bó trí bằng ngang không gần hơn 50cm so với viền quanh thao trường, cách nhau ít nhất 3m trong khu vực thao trường diện tích 10*10m, sâu không hơn 3 – 5 cm, dưới sự chỉ đạo của trưởng BGK Cuộc thi sau khi ra lệnh «xuất phát».

Nếu vi phạm trình tự chuẩn bị thao trường thì đội đã bổ nhiệm trọng tài sẽ bị phạt 300 giây.

42. Nếu đội tuyển sử dụng trang bị thêm (bổ sung) trong Cuộc thi và không có sự quyết định của BGK thì sẽ bị phạt 100 giây (mỗi lần vi phạm).

Trực tiếp trước xuất phát các trọng tài kiểm tra việc quần áo đồng phục, vật chất trang bị phù hợp với Thể lệ hiện hành bao gồm sự chuẩn bị tuyến đường. Sau đó trọng tài thực địa chịu trách nhiệm về sự chuẩn bị tuyến đường.

Nếu phát hiện ra các tình huống vi phạm điều kiện nói trên trong cuộc thi đấu thì đội tuyển đã bổ nhiệm trọng tài sẽ bị phạt 300 giây.

Chương IV. CHƯƠNG TRÌNH THI ĐấU

43. Tổ chức các ngày thi, cũng như những ngày huấn luyện sử dụng VKTBKT và cơ sở vật chất, công tác chuẩn bị của các giám khảo và trọng tài thực địa, của các đội tham dự Cuộc thi và thời gian tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa thể thao.

44. Tổ chức Lễ khai mạc Cuộc thi.

GIAI ĐOẠN 1: “DẢI CHƯỚNG NGẠI ĐẶC BIỆT”.

Thành phần mỗi đội thi:

Đội thi – 12 người, bao gồm:

– Đội trưởng: 1 người;

– Các tuyển thủ: 10 người, trong đó ít nhất 2 lái xe ô tô hạng C;

– Bảo hiểm: 1 người.

Trang bị: Quân phục, bộ quần áo phòng hóa L-1, mặt nạ phòng hóa PMK-3, đai bảo hiểm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố.

Vị trí xuất phát: Đội thi tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động, tiếp nhiên liệu và dầu mỡ các phương tiện, khí tài được nhóm kỹ thuật hỗ trợ, dưới sự giám sát của trọng tài.

Các khí tài, trang bị cho 1 đội thi gồm:

– Xe chuyên dụng Kamaz-43266: 1 chiếc;

– Xe chuyên dụng Kamaz-43253: 1 chiếc;

– Xe chữa cháy: 1 chiếc;

– Dây buộc để chằng buộc hòm : 2 cái;

– Dây buộc để chằng buộc mô hình hàng hóa : 4 cái;

– Bộ chống trôi xe: 4 cái;

– Áo bảo hộ cứu hỏa: 3 cái;

– Mũ cứu hỏa: 3 cái;

– Bộ quần sáo phòng hóa L-1: 11 bộ;

– Mặt nạ phòng hóa PМК-3: 11 chiếc;

– Bơm tay hai cấp: 1 chiếc;

– Banh tách thủy lực: 1 chiếc;

– Kích chống dọc trung bình: 1 chiếc;

– Thang kim loại: 1 chiếc;

– Mũ bảo hộ lao động: 3 chiếc;

– Đai bảo hiểm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 12 chiếc (1 chiếc cho người bảo hiểm);

– Thiết bị hãm “Số 8 cổ điển” từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 1 chiếc (cho người bảo hiểm);

– Dây leo núi động lực học đường kính 11mm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 2 cuộn (1 cho người bảo hiểm);

– Khóa chữ D từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 13 chiếc (1 cho người bảo hiểm);

– Máy cưa xích chạy xăng: 1 chiếc;

– Máy cắt sắt chạy xăng: 1 chiếc;

– Cáng bạt cứu thương: 1 chiếc;

– Garô cầm máu: 1 chiếc;

– Túi quân y: 01 cái

– Găng tay: ít nhất 3 đôi;

– Máy dò mìn VHM-2.1: 1 chiếc;

– Cờ tín hiệu loại màu đỏ để đánh dấu mảnh kim loại: 3 chiếc;

– Cờ tín hiệu loại màu trắng để đánh dấu trong khu vực tìm kiếm các mảnh kim loại: 6 chiếc;

– Bàn: 2 cái;

– Xẻng bộ binh loại 58 cm: 1 cái;

– Thùng gỗ: 3 cái;

– Cáng chuyên dụng với các ô riêng biệt để đựng mảnh kim loại: 1 cái;

– Kìm kẹp để thu thập các mảnh kim loại: 1 cái;

– Mảnh kim loại: 3 mảnh;

– Dầm gỗ để di chuyển mô hình contenner cứu hộ: 6 cái;

– Contenner cứu hộ khối lượng không dưới 400 kg: 1 cái;

– Hình nộm: 1 cái;

– Súng ngắn K59, cỡ 9mm Makarov: 5 khẩu;

– Hộp tiếp đạn của súng ngắn K59: 15 hộp;

– Áo chống đạn loại 2 tấm chắn ASA-99: 10 cái;

– Mũ chống đạn ZETA-4: 10 cái;

– Máy phát điện cầm tay 2,2KW (búa tạ, cọc tiếp đất, dây tiếp đất): 1 cái;

– Nhà bạt tiểu đội bơm hơi: 1 cái;

– Thiết bị thổi hơi nhà bạt: 1cái;

Phần thứ nhất của dải chướng ngại vật:

Trạng thái ban đầu: Trang phục cứu hỏa, mũ bảo hộ để trên bàn, 2 vòi phun ở trạng thái sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ, máy tạo bọt chứa cháy GPS-600 trong bộ dụng cụ cứu hỏa AC-6.0-40 đặt ở phía trước xe cứu hỏa, lái xe trong nhóm bảo đảm kỹ thuật được trang bị các dụng cụ cần thiết khác (nhân viên kỹ thuật đổ chất lỏng (2 lít) vào chỗ đốt và đốt chấy chát lỏng khi phân đội bắt đầu mang mặc trang phục lính cứu hỏa. Trong đó trọng tài thực địa kiểm soát quá trình. Nếu phát hiện ra ít hoặc nhiều chất lỏng được đổ vào chỗ đốt thì đội tuyển đã bổ nhiệm trọng tài sẽ bị phạt 300 giây). Các thành viên phân đội không tham dự thực hiện bài thi đứng bên ngoài ranh giới đường chạy.

Có 3 tuyển thủ thực hiện đường chạy.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu tiến về đường chạy. Các tuyển thủ di chuyển tới khu vực chữa cháy thực hiện nhiệm vụ dập lửa, trong đó yêu cầu:

          – Mặc quần áo chữa cháy (theo trình tự: quần, áo khoác, đeo đai lưng, đội mũ bảo hộ, đeo bao cánh tay, hạ kính bảo vệ của mũ xuống);

– Sử dụng các trang thiết bị dụng cụ chữa cháy (trình tự: kết nối vòi cứu hỏa với xe cứu hỏa, gia cố các vòi cứu hỏa, lắp ống dẫn nước vào các vòi đó);

– Trưởng nhóm ra hiệu lệnh (tín hiệu) cho lái xe xả nước;

–  Các thành viên phân đội đưa vòi cứu hỏa vào chỗ có đám cháy và dập lửa;

– Sau khi dập lửa, phân đội đưa các trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu (trình tự: tháo thiết bị tạo bọt chữa cháy khỏi vòi chữa cháy, tháo rời vòi chữa cháy khỏi xe cứu hỏa, cuộn vòi lại, đặt tất cả trang bị dụng cụ ở phía trước xe cứu hỏa);

– Phân đội cởi bỏ quần áo cứu hỏa, đặt lên trên bàn và trở về tuyến xuất phát;

– Phân đội di chuyển ra khỏi đường thi.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn. Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự đường thi (cho mỗi lần vi phạm) – 30s

– Không tuân thủ trình tự mang mặc quần áo cứu hỏa (mỗi vi phạm) – 30s

– Không tuân thủ trình tự chuẩn bị trang bị dụng cụ cứu hỏa (mỗi vi phạm) – 30s)

– Bị rò nước tại các khớp nối vòi phunvòi phun với ống, và vòi phu với bể chứa nước (mỗi vi phạm) – 30s

– Không kéo kính bảo vệ của mũ bảo hộ xuống (mỗi vi phạm) – 60s

– Làm rơi quần áo bảo hộ xuống đất (mỗi vi phạm) – 30s

– Lửa bùng lên cháy lại sau khi đã được dập trước khi bắt đầu nhiệm vụ tại đường thi tiếp theo (mỗi vi phạm) – 100s

– Không mang bao cánh tay (mỗi vi phạm) – 60s

– Không đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu – 60s

– Làm mất, làm rơi trang thiết bị dụng cụ khi đang thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Di chuyển tới đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi này – 100s

– Di chuyển tới đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi trước – 100s

– Làm hỏng trang bị – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s (cụ thể về mức độ chấn thương)

– Quần áo cứu hỏa, mũ bảo hộ, dụng cụ cứu hỏa để lại đường thi.

Phần 2 của Dải chướng ngại vật:

Toàn tiểu đội cùng với trang bị kỹ thuật có mặt tại biên giới đường thi.

Trạng thái ban đầu: Tời kim loại đặt ở dưới thấp, các thành viên phân đội tham dự thực hiện nhiệm vụ, đội mũ bảo hộ và đeo găng tay bông. Các thành viên không tham dự thực hiện nhiệm vụ ở ngoài ranh giới đường thi.

3 tuyển thủ sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu các tuyển thủ di chuyển tới khung kim loại có treo tời, để nâng tời lên tạo lối đi cho cả nhóm đi qua. Nhiệm vụ được thực hiện theo trình tự sau:

– Hạ kính bảo vệ của mũ bảo hộ xuống

– Bơm tay 2 giai đoạn NRC-2/80 sẵn sàng hoạt động (xả áp và xả toàn bộ theo chiều dài của ống)

– Sử dụng phun vòi kết nối mỏ vịt với bơm, kiểm tra khả năng hoạt động (bằng cách mở môi không sử dụng tải trọng trên 1-2 bơm của máy bơm hai giai đoạn) sau đó thành viên lên tay báo cáo về tính khả năng hoạt động

– Tiến hành nâng tời kim loại lên điểm thứ nhất;

– Cài các thanh kim loại vào các lỗ của giá đỡ để cố định tời ở điểm thứ nhất

– Tiến hành nâng tời kim loại lên điểm thứ hai sử dụng mỏ vịt

– Cài các thanh kim loại vào các lỗ của giá đỡ để cố định tời ở điểm thứ hai

– Đưa mỏ vịt về trạng thái ban đầu, sử dụng bơm tay (khe hở giữa các môi 5 – 10 mm)

– Tháo mỏ vịt ra khỏi bơm

– Gắn xilanh tác động kép với 2 đầu gioăng vào bơm, kiểm tra khả năng hoạt động, (bằng cách mở môi không sử dụng tải trọng trên 1-2 bơm của máy bơm hai giai đoạn) sau đó thành viên lên tay báo cáo về tính khả năng hoạt động và tiến hành nâng tời kim loại lên điểm quy định phía trên để tạo lối đi

– Cài các chốt kim loại vào lỗ để cố định tời ở điểm cuối cùng

– Đưa xilanh tác động kép với 2 đầu gioăng về trạng thái ban đầu, sử dụng bơm tay

– Tháo rời xi lanh khỏi bơm tay

– Đưa bơm tay về trạng thái ban đầu (xả áp và xả toàn bộ) sau đó trở về ranh giới đường thi

– Di chuyển cùng trang bị dụng cụ ra ranh giới đường thi

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện nhiệm vụ 30s

– Nâng tời không sử dụng dụng cụ thủy lực – 900s

– Thành viên không đi qua lối đi dưới tời kim loại (mỗi lần vi phạm) – 30s

– Kính bảo vệ của mũ bảo hộ không hạ xuống 60s

– Không đeo găng tay bông 30s

– Bơm tay làm việc không theo sơ đồ lắp ráp – 60s

– Không kiểm tra khả năng hoạt động của mỏ vịt và xilanh – 60s

– Đánh mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Di chuyển khỏi đường thi mà chưa hoàn thành nhiệm vụ của đường thi này 100s

– Di chuyển khỏi đường thi mà chưa hoàn thành nhiệm vụ của đường thi trước đó 100s

– Trang bi dụng cụ không đặt đúng vị trí, không được đưa về vị trí ban đầu 60s

– Làm hỏng trang bị – 180s

– Bất ký vi phạm nào gây chấn thương – 300s

– Xilanh được mang ra khỏi đường thi.

Phần 3: “Dải chướng ngại đặc biệt”

Trạng thái ban đầu: Các phần của dải chướng ngại được che bằng khói, pháo báo tín hiệu đã được lắp đặt trên giá kích hoạt, người bảo hiểm đứng ở phía trước tường leo núi sẵn sàng bảo hiểm cho các tuyển thủ của đội thi.

Chỉ huy đội giơ tay ra tín hiệu báo cáo sẵn sàng, trọng tài hiện trường ra lệnh bằng cờ trắng cho đội bắt đầu thi đấu. Toàn bộ đội mang trang thiết bị bắt đầu phần thi theo trình tự sau:

– Đội trưởng phát lệnh ” CÓ KHÍ ĐỘC”;

– Đội thực hiện đeo mặt nạ phòng hóa theo quy định;

– Đội trưởng phát lệnh (bằng lời nói hoặc tay) “TIẾN” để đội vượt qua dải chướng ngại. Đội thi vượt chướng ngại vật theo trình tự sau:

– Vượt chướng ngại vật “Hàng rào gỗ” bằng cách nhảy qua mép trên của hàng rào, nhưng không quá ba tuyển thủ cùng nhảy qua một lúc (trang thiết bị được chuyển qua phía trên của hàng rào từ tuyển thủ này sang tuyển thủ khác);

– Vượt chướng ngại vật “Hàng rào thép gai” bằng cách bò qua cùng với thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Gốc cây” bằng cách chạy qua theo hàng từng người mang theo thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Tòa nhà đổ” qua cửa sổ, từng người một cùng với thiết bị hoặc thiết bị được đưa qua cửa sổ cho tuyển thủ khác;

– Vượt chướng ngại vật “Hào và đường giao thông” bằng cách chạy trong đó cùng với thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Kè đường sắt” bằng chạy qua cùng với thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Cây đổ” bằng cách chạy qua với trang thiết bị;

– Vượt qua chướng ngại vật “Lưới thép gai trên cọc thấp” chạy qua cùng với thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Tòa nhà bị phá hủy” qua cửa sổ tầng 1: Một tuyển thủ đội mũ bảo hiểm kiểm tra hoạt động của máy cắt, cắt hai thanh kim loại ở cửa sổ tầng 1. Hai tuyển thủ có mũ bảo hiểm đưa thang kim loại tới vị trí để lên cửa sổ tầng 2 và đứng giữ thang, tuyển thủ tiến hành cắt thanh kim loại ở cửa sổ tầng 2, khi máy cắt dừng lại đi xuống thang, toàn đội mang trang bị tiếp tục di chuyển qua cửa sổ tầng 1.

– Vượt chướng ngại vật “Lối vòng” bằng cách mang trang thiết bị chạy qua. Sau khi vượt qua chướng ngại vật “Lối vòng”, các tuyển thủ tự tháo mặt nạ phòng hóa đặt vào túi mặt nạ phòng hóa trước khi đến chướng ngại vật tiếp theo;

– Vượt chướng ngại vật “Hố sâu” bằng cách mang trang thiết bị nhảy qua;

– Vượt chướng ngại vật “Mê cung” bằng cách từng người theo hàng mang trang thiết bị đi qua các lối của mê cung (cấm đưa thiết bị xuyên qua mê cung);

– Vượt chướng ngại vật “Đường hầm” bằng cách thành hàng 1 người mang thiết bị đi qua bên trong đường hầm;

– Vượt chướng ngại vật “Cầu treo” bằng cách thành hàng 1 người cùng với thiết bị đi qua;

– Chướng ngại vật “Cây cầu bị phá hủy” được vượt qua bằng cách thành hàng 1 người cùng với thiết bị đi qua. Khi đi xuống từ cây cầu bị phá hủy cần phải bước chân vào ít nhất một bậc;

– Vượt chướng ngại vật “Cầu thang bị phá hoại” bằng cách thành hàng một người mang trang thiết bị đi qua theo từng bậc.

– Vượt chướng ngại vật “Bức tường” bằng cách nhảy qua (thiết bị được truyền qua thành trên của bức tường cho một tuyển thủ khác);

– Vượt chướng ngại vật “Lưới nhện” bằng cách bò dưới dây thép gai bên trong hành lang cùng với thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Tường leo núi” bằng cách từng tuyển thủ bám theo các móc treo với sự trợ giúp của người bảo hiểm để lên sàn tầng hai. Khi đưa thiết bị lên cửa sổ tầng 2 và hạ xuống phía bên kia tường leo núi chỉ được thực hiện khi tuyển thủ đảm nhiệm nâng và hạ thiết bị đứng trên cửa sổ tầng 2 đã được cố định dây an toàn vào vấu của tường leo núi (riêng thang kim loại được chuẩn bị có độ dài cần thiết để truyền qua cửa sổ mở của tầng hai không sử dụng dây leo núi). Tuyển thủ cuối cùng trèo theo các móc lên tầng 4, bắn pháo hiệu lên trên từ thiết bị phát tín hiệu, đi xuống tầng 2 với sự giúp đỡ của người bảo hiểm. Đội thi đi xuống từ tầng 2 bằng thang kim loại, khi tuyển thủ đầu tiên đi xuống thì một tuyển thủ trên tầng 2 sẽ giữ thang (bảo hiểm), sau đó tuyển thủ đã xuống giữ thang để các tuyển thủ đi xuống (Đi xuống thang kim loại 3 đoạn được thực hiện lần lượt từng người và bước từng bậc ngoại trừ ba bậc cuối cùng có thể nhảy luôn xuống đất). Sử dụng dây leo núi hoặc với sự trợ giúp của các tuyển thủ trong đội để đưa thiết bị xuống từng cái một (trình tự: khi sử dụng dây leo núi: Một tuyển thủ kéo thiết bị lên và chuyển cho một tuyển thủ đang đứng ở dưới tháo liên kết của thiết bị với dây, đưa thiết bị vào vị trí quy định; hoặc có thể tuyển thủ trong đội dùng một tay giữ thang và tay kia cầm thiết bị đi xuống theo thang đưa cho người ở dưới), tất cả thiết bị được chuyển theo trình tự này. Lúc này, trên sàn tầng 2 đứng không quá ba người.

Xem thêm  ARMY GAMES - 2018

Sau khi vượt “Tường leo núi” các tuyển thủ đưa thiết bị về vị trí quy định, thu thang và dây leo núi đặt gần tường leo núi.

Trọng tài hiện trường kiểm soát độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự công việc, đưa thiết bị và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Đội thi được coi là hoàn thành phần thi khi đội qua được cửa sổ tầng 2 mang theo trang thiết bị đến tuyến tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện nhiệm vụ – 30s

– Không đeo mặt nạ phòng độc khi vượt các chướng ngại vật – 60s

– Không chuyển hết tất cả trang bi dụng cụ qua cửa sổ khi xâm nhập vào ngôi nhà bị phá hủy và tầng 2 bức tường leo núi – 30s

– Không để mặt nạ phòng độc vào túi đựng sau khi đi qua hành lang – 30s

– Di chuyển tới đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi trước – 100s

– Làm mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong khi thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Vượt vật cản bằng cách nhảy từ vật cản này qua vật cản kia – 30s

– Tuyển thủ không vượt qua cửa sổ (mỗi lần vi phạm) – 20s

– Bỏ qua vật cản – 60s

– Không hạ kính bảo hiểm (mỗi lần vi phạm) – 60s

– Không kiểm tra khả năng hoạt động của khung gắn – 60s

– Không chờ cho lưỡi cưa dừng hẳn – 60s

– Các tuyển thủ không dự thi tiếp cận vùng mà tuyển thủ khác sử dụng khung gắn gần hơn 3m – 60s

– Tuyển thủ bị ngã – 60s

– Nhảy qua cây cầu bị phá hủy mà không giẫm vào bậc nào – 60s

– Leo lên bức tường leo núi không theo các mắt lồi trên tường (ngoại trừ đi qua cửa sổ mở) – 30s

– Đi xuống bằng cầu thang mà không giữ thang – 60s

– Không đeo dây bảo hiểm cho tuyển thủ đưa trang bi vật dụng lên trên cao và xuống dưới bằng dây thừng – 60s

– Không sử dụng chốt móc khi leo lên tường – 60s

– Làm rơi trang bị dụng cụ khi chuyển chúng lên trên, và đưa chúng xuống dưới – 60s

– Nhiều hơn 1 người đứng ở cầu thang – 60s

– Tuyển thủ đứng ở cầu thang không giữ thang khi chuyển trang bị xuống dưới – 60s

– Nhảy từ cầu thang hơn 3 bậc thang 1 lần – 60s

– Xuống đất từ cầu không theo bậc thang – 30s

– Nhiều hơn 3 người đứng trên tầng 2 (mỗi lần vi phạm) – 100s

– Trang bị vật dụng không được đặt đúng chỗ và không được đưa về trạng thái ban đầu – 90s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất cứ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Cầu thang, dây thừng để chuyển trang bị vật dụng lên trên để lại ranh giới đường thi vừa xong.

Phần 4 Dải chướng ngại vật “Mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân”

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi mang, mặc trang bị bảo hộ theo trình thự như sau:

– Mặc bộ quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc (trình tự: quần và tất dài, áo khoác có mũ trùm, túi đựng trang bị bảo hộ cá nhân một cách dây túi phải được chéo nhau trên ngực, mặt nạ phòng độc, găng tay). Không được cài cúc trước khi mặc quần và tất dài và áo khoác có mũ trùm.

– 2 thành viên phân đội, thực hiện tạo lối đi qua cánh cửa bị đóng kín, đội mũ bảo hộ ra ngoài mũ áo.

– Sau khi mang mặc xong, phân đội trưởng báo cáo với trong tài thực địa để kiểm tra.

– Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

– Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Tuyển thủ mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân ngoài khu được xác định trước – 30 s

– Không mang đeo dây của quần áo bảo hộ trên ngón tay – 30s

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Làm hỏng trang bị bảo hộ cá nhân – 60s

– Không buộc chặt dây đeo – 30s

– Không tuân thủ trình tự mang mặc quần áo bảo hộ và mặt nạ phòng độc – 30s

– Găng tay không đút vào tay áo – 30s

– Để hở các bộ phận cơ thể – 30s

– Làm mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong khi thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Di chuyển đến đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ của đường thi trước – 100s

– Cài cúc trước khi mặc quần và tất dài, áo khoác có mũ trùm – 60s

– Làm hỏng trang bị – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Tuyến 5: “Cửa bị khóa và cứu người bị thương”

Trạng thái ban đầu: Cửa bị khóa và chặn ngang bởi thanh kim loại, chân người bị thương (hình nộm) bị kẹt trong đống đồ vật, các khúc gỗ đè lên, có thanh gỗ bên cạnh, các tuyển thủ được trang bị banh tách, bơm tay và một cái cưa xích chạy xăng, máy cắt kim loại chạy xăng, cáng cứu thương, túi quân y, đội mũ bảo hộ, hạ kính bảo vệ xuống.

Toàn bộ đội thi cùng với trang thiết bị tiến tới biên tuyến thi.

Người chỉ huy báo cáo sẵn sàng, trọng tài hiện trường ra lệnh bằng cờ trắng cho đội bắt đầu thi đấu.

Toàn bộ đội bắt đầu phần thi theo trình tự sau:

– Hai tuyển thủ đảm nhiệm mở cửa khởi động máy cắt và kiểm tra khả năng hoạt động của máy; cắt thanh kim loại đang chặn cửa, đợi bánh cắt dừng hoàn toàn, mở cửa; Mang máy cắt trở lại đường biên tuyến thi và đặt lại ở đó (các tuyển thủ không liên quan đến việc mở cửa thì đứng ngoài và không được giúp đỡ);

– Toàn bộ đội mang trang thiết bị đi qua cửa (cưa xích chạy xăng, cáng, túi quân y, máy phát điện di động, banh tách và bơm tay) tiến hành các thao tác đưa “nạn nhân” ra khỏi đống đổ nát, cần làm:

+ Một tuyển thủ tiến hành sơ cứu người bị thương (garô cầm máu, đặt garô theo trình tự sau: ấn vết thương bằng ngón tay, garô phía trên khu vực bị thương);

+ Lấy các tấm gỗ từ đống sập đổ;

+ Chuẩn bị cáng cứu thương;

– Triển khai bơm tay vào trạng thái làm việc, trải ống xả hết chiều dài; kết nối banh tách với bơm tay, kiểm tra hoạt động của thiết bị và báo cáo đã sẵn sàng cho đội trưởng; nâng các vật thể đè lên nạn nhân cho đến khi chân nạn nhân được giải phóng;

– Kiểm tra hoạt động của máy cưa xăng; dùng cưa xăng cắt thanh gỗ với độ dài cần thiết; đưa cưa xăng về trạng thái ban đầu theo trình tự: Tắt máy, đóng khóa hãm và đặt cửa vào vỏ bảo vệ; đặt thanh gỗ vừa cắt đỡ vật thể đống đổ nát đè lên nạn nhân;

– Đưa nạn nhân ra khỏi đống đổ nát và đặt lên cáng cứu thương;

– Đưa nạn nhân qua cửa đến khu vực thu dung nạn nhân và quay trở lại chỗ đống đổ nát; đưa banh tách về trạng thái ban đầu theo trình tự: Sử dụng máy bơm tay để điều chỉnh các ngàm (khoảng cách giữa các ngàm từ 5-10 mm), tháo banh tách khỏi bơm;

– Đưa bơm tay về trạng thái ban đầu, cuộn ống dây;

– Mang thiết bị đã sử dụng qua cửa mở đến đặt tại khu mang mặc phòng hóa cá nhân (cưa xăng, banh tách, bơm tay, mũ bảo hiểm).

Trọng tài hiện trường kiểm soát độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự công việc, đưa thiết bị về trạng thái ban đầu và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Đội thi được coi là hoàn thành phần thi khi đội cùng với trang thiết bị đến tuyến tiếp theo.

Các vi phạm sẽ bị phạt thời gian:

– Vi phạm trình tự vượt qua tuyến, đặt garô, đưa thiết bị về trạng thái ban đầu (cho mỗi lần vi phạm) – 20 giây;

– Không kiểm tra hoạt động của bánh cắt – 10 giây;

– Không kiểm tra hoạt động của kích – 10 giây;

– Không kiểm tra hoạt động của máy cắt chạy xăng- 10 giây;

– Làm hỏng bánh cắt – 60 giây;

– Làm hỏng máy cưa chạy xăng – 60 giây;

– Làm hỏng banh tách hoặc máy bơm tay (cho mỗi lần vi phạm) – 60 giây;

– Mất, rơi trang bị, thiết bị khi qua tuyến (đối với mỗi lần vi phạm) – 20 giây;

– Không cố định garo – 20 giây;

– Vi phạm các quy tắc an toàn – 60 giây, cụ thể là:

+ Sau khi dùng máy cưa, thiết bị hãm không được hạ xuống, máy cưa không tắt và không cho vào vỏ bảo vệ;

+ Bánh cắt không dừng lại;

+ Các tuyển thủ không tham gia vào công việc đứng trong phạm vi làm việc của bánh cắt và cưa xích gần hơn 1,5 mét;

+ Nâng vật đè lên nạn nhân mà không sử dụng banh tách – 180 giây;

+ Sơ tán nạn nhân không được thực hiện qua ô cửa đã mở – 30 giây;

+ Nạn nhân không được sơ tán đến khu vực quy định – 20 giây;

+ Các tuyển thủ không đi qua cửa (cho mỗi lần vi phạm) – 10 giây;

+ Rơi cáng có người bị thương (bị thương từ cáng) khi đang vận chuyển – 60 giây;

– Vượt qua biên tuyến tiếp theo khi công việc ở tuyến trước còn chưa kết thúc (cho mỗi lần vi phạm) – 60 giây;

– Bất kỳ vi phạm nào dẫn đến thương tích – 300 giây.

Kích, bơm tay thủy lực, cưa xích chạy xăng, mũ bảo hộ, máy cắt kim loại, cáng cứu thương, túi quân y được để lại ở tuyến.

Phần 6 của Dải chướng ngại vật “Tìm kiếm

và thu thập các mảnh kim loại”

Toàn phân đội cùng trang bị dụng cụ có mặt tại vạch xuất phát.

Trạng thái ban đầu: khu vực quy định có diện tích 10х10 m, được phủ hỗn hợp cát và mùn cưa độ sâu 0,3m, có sử dụng thiết bị dò mìn, bàn, kẹp cầm tay, cáng cứu thương, thùng gỗ cho mỗi mảnh kim loại, 3 mảnh kim loại, cờ tín hiệu màu xanh 6 cái, cờ đỏ 3 cái, xẻng, dây khoanh vùng, nhà phao và bơm. Các mảnh kim loại được đặt ở các vị trí khác nhau trong khu vực tím kiếm quy định.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu thi. Các tuyển thủ chia thành nhóm, cùng lúc thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

Nhóm 1:

– Cuộc tìm kiếm kéo dài 5 phút, các tuyển thủ đi vào trong khu vực tìm kiếm được bố trí sẵn, sử dụng máy dò mìn

– Khi phát hiện các mảnh kim loại, người tím thấy nó giơ tay lên cao, cắm cờ tín hiệu màu xanh

– sau đó các thành viên còn lại di chuyển tới vị trí người kia phát hiện mảnh kim loại, lấy cờ tín hiệu màu đỏ bằng xẻng, đào lấy mảnh kim loại, dùng kẹp cầm tay để nó lên cáng chuyên dụng

– Sau khi phát hiện và tìm thấy cả 3 mảnh kim loại, cho chúng lên cáng đưa tới bàn

– Gần cái bàn, các thành viên phân đội lấy từng mảnh kim loại ra khỏi cáng, cho vào thùng gỗ, khóa thùng lại.

Nhóm thứ 2:

– Vận chuyển nhà phao, máy phát điện ra khỏi khu vực tìm kiếm các mảnh kim loại

– Gỡ nhà phao ra

– Chuẩn bị máy phát điện (trình tự: đóng cọc nối đất, gỡ dây nối đất ra, nối dây với cọc và máy phát)

– Khởi động máy phát

– Khởi động bơm, thực hiện bơm nhà phao (lắp bơm vào van và bơm, nếu van chưa báo đầy, chờ 6 phút)

– Máy phát và bơm được đưa về trạng thái ban đầu (trình tự: tắt bơm, tắt máy phát, tháo dây nối đất khỏi cọc và máy phát, cuộn dây nối đất lại, rút cọc ra)

Đưa trang bị dụng cụ vào trong nhà phao (máy phát, cọc nối đất, dây nối đất, bơm), các thùng gỗ chứa các mảnh kim loại và dầm gỗ để di chuyển kiện hàng

– Toàn phân đội đi qua nhà phao, sau đó mang dầm gỗ, các thùng gỗ đững các mảnh kim loại ra khỏi nhà phao, đứng thành hàng 1 và cởi bỏ trang bị bảo hộ

– Theo hiệu lệnh của phân đội trưởng, cởi bỏ quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc và cho mặt nạ vào bao đựng

Trọng tài thực địa kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Làm mất, làm rơi tring bị dụng cụ trong quá trinh thực hiện bài thi – 60s

– Vào khu vực tìm kiếm và thu thập các mảnh kim loại (khu vực nguy hiểm) trước khi kiểm tra bằng máy dò mìn – 30s

– Không tìm thấy mảnh kim loại (cho mỗi mảnh kim loại không tìm thấy) – 60s

– Làm rơi mảnh kim loại xuống mặt đất khi đang thu thập hoặc khi cho vào thùng – 60s

– Để các mảnh kim loại va chạm vào nhau khi vận chuyển chúng bằng cáng – 60s

– Mang từng mảnh kim loại về bàn – 30s

– Chỉ 1 người vận chuyển thùng gỗ chứa các mảnh kim loại – 30s

– Không rút cờ tín hiệu trước khi đặt mảnh kim loại lên cáng – 30s

– Bơm nhà phao không tới khi van báo đầy – 100s

– Bơm nhà phao trước khi tìm kiếm được tất cả 3 mảnh hoặc 5 m chảy qua – 300s

– Tuyển thủ không vượt qua được nhà phao (mỗi lần vi phạm) – 60s

– Trang bị dụng cụ bị hỏng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Bật máy phát mà không nối đất – 60s

– Máy phát điện và máy bơm không được đưa về trạng thái ban đầu – 90s

– Quần áo bảo hộ và mặt nạ phòng độc không được xếp gọn gàng – 30s

– Cởi quần áo bảo hộ khi chưa cởi cúc – 30s

– Tháo nối đất khi máy phát chưa dừng làm việc hẳn – 60s

– Di chuyển tới đường thi tiếp theo mà chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi trước – 100s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s

Để lại tất cả trang bị dụng cụ tại vạch xuất phát trừ các thùng chứa các mảnh kim loại và các thanh dầm để thực hiện nhiệm vụ di chuyển kiện hàng.

Phần thứ 7 của Dải chướng ngại vật “Thùng hàng”

Toàn phân đội có mặt tại vạch xuất phát.

Trạng thái ban đầu: Kiện hàng ở vạch xuất phát, phương tiện vận tải, Lắp vào đuôi xe 1 cầu trượt, cài phanh tay (xe ở chế độ dừng đỗ), tắt động cơ, dùng cục chèn bánh xe, cửa phía sau của xe được mở ra, đai chằng đã chuẩn bị xong được để ở vách trước của xe, đai co dãn để cố định các thùng gỗ đạt ở trong khoang hàng của xe.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu bài thi. Các tuyển thủ di chuyển tới vị trí kiện hàng, thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

Phân đội chia thành từng nhóm đồng thời thực hiện di chuyển kiện hàng và thùng gỗ.

Nhóm 1:

– 7 người di chuyển kiện hàng lên xe bằng các dâm gỗ lên ván trượt

– 2 thành viên lấy dầm gỗ chèn vào phía trước kiện hàng

– Không quá 6 người thực hiện công viêc bốc xếp kiện hàng lên xe

– Gia cố kiện hàng bằng 4 dây đai vào các mấu góc trong khoang hoàng của xe

Nhóm 2:

– 4 tuyển thủ dùng sức bốc xếp các thùng gỗ chứa các mảnh kim loại lên khoang hàng của xe, hai người khiêng 1 thùng

– Xếp thùng gỗ này vào khoang hàng, cố định lại bằn các dây đai co dãn

– Phân đội trưởng tiến hành kiểm tra các thùng hàng xem đã được gia cố chắc chứn hay chưa

– Sắp xếp ngay ngắn, không gỡ cục chèn lốp

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Kiện hàng đã va chạm mặt đất – 60s

– Kiện hàng không được di chuyển qua gỗ tròn – 300s

– Di chuyển đến đường thi tiếp theo mà chưa hoàn thành nhiệm vụ của đưởng thi trước – 100s

– Các tuyển thủ đứng trước kiện hàng – 60s

– Làm mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Chỉ có 1 người vận chuyển thùng gỗ có chứa các mảnh kim loại – 60s

– Kiện hàng không được gia cố chắc chắn – 30s

– Không buộc chặt dây thừng gia cố bạt che khoang hoàng của xe vào các khoen dọc thân xe – 30s

– Các thùng gỗ có chứa thanh kim loại không được gia cố chắc chắn trong khoang hàng của xe – 30s

– Phân đội trưởng không kiểm tra xem hàng hóa có được gia cố chắc chắn hay không – 60s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bât cứ vi phạm nào gây ra chấn thương – 300s.

Phần thứ 8 của Dải chướng ngại vật “Thi bắn súng”

Toàn phân đội có mặt ở vach xuất phát.

Trạng thái ban đầu:

Tại điểm bắn, trên bàn có đặt khẩu súng ngắn và 3 hộp tiếp đạn, trong 1 hộp tiếp đạn có 3 viên đạn, trong 2 hộp tiếp đạn còn lại mỗi hộp có 1 viên, áo giáp chống đạn và mũ bảo hộ được để gọn gàng, các mục tiêu (bia popper) đặt ở phía trước. Thực hiện bắn từng phát 1 vào các mục tiêu. Mỗi đội tại đường bắn thực hiện với 5 hướng trong 2 loạt đổi người, số lượng tuyển thủ tham dự thực hiện nhiệm vụ – 10 người. Tư thế bắn – đứng bắn 1 tay.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu bài thi. Theo đó các tuyển thủ thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

– Mặc áo giáp chống đạn và đội mũ bảo hộ

– 5 người đầu tiên theo lệnh của người dẫn bắn di chuyển đến đường bắn, dừng lại tại điểm bắn, thống báo cho người dẫn bắn đã sẵn sàng

– Thực hiện bắn 3 mục tiêu với khoảng cách 25m, số lượng đạn – 5 viên (3 phát bắn chính, 2 viên dự phòng), nếu sau 3 phát bắn không trúng bia, thì bắn tiếp 2 viên dự phòng

– Khi kết thúc bài bắn thông báo lại cho người dẫn bắn

– Sau khi khám súng, để súng lên bàn, quay về vạch xuất phát

– Lượt bắn thứ 2 thực hiện theo trình tự tương tự.

– Sau khi tất cả các tuyển thủ có mặt tại vạch xuất phát, thực hiện cởi áo chống đạn và mũ bảo hộ, xếp thành 1 hàng.

Trong trường hợp xảy ra phát bắn hỏng thì phải báo cáo với người dẫn bắn, sau khi kết thúc loạt bắn của lượt đó, đội thi sẽ di chuyển tới điểm dừng pit để làm rõ nguyên nhân bắn hỏng.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Nếu súng bị hóc thì người bắn được cho đổi viên đạn và bắn xong trong cuộc dừng pit.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Không để lại hộp tiếp đạn tại điểm bắn – 60s

– Không chốt khóa an toàn sau khi kết thúc bắn – 60s

– Mỗi phát bắn trượt – 30s

– Làm rơi, làm mất trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 30s

– Bắn trước khi có khẩu lệnh của người dẫn bắn – 60s

– Bắn sau khi có khẩu lệnh dừng bắn của người dẫn bắn – 60s

– Chĩa súng về phía sau trường bắn – 60s

– Di chuyển đền đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vưở đường thi trước – 100s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s.

Phần thứ 9 của Dải chướng ngại vật “Đường vòng tròn”

Toàn phân đội có mặt tại vạch xuất phát.

Trạng thái ban đầu: phía sau khoang hàng của xe nối với cầu trượt, kéo phanh tay, động cơ tắt, đặt các cục chèn lốp.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu thực hiện bài thi. Phân đội bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

– Ngồi vào trong khoang xe vận tải (6 tuyển thủ trong khoang hàng, 2 người thu các cục chèn lốp rồi ngồi vào khoang lái), trong xe đặc chủng (1 người vào khoang vái ngồi, 2 người còn lại thu các cục chèn lốp sau đó cũng ngồi vào khoang lái)

– Nổ máy

– Theo hiệu lệnh của trọng tài thực địa (phất cờ trắng) cho xe di chuyển theo tuyến quy định (800m) theo trình tự như sau:

– Xe đặc chủng bắt đầu di chuyển trước chở kiện hàng, theo sau đó là xe vận tải

Vượt vật cản “đoạn sông cạn” (sâu 0,5m, rộng 5m, dài 20m), trong đó:

– Dừng xe sao cho ba đờ sốc của xe ở trong khu vực quy định có chiều dài 0,5m trước vật cản

– Vượt qua vật cản giữ tốc độ động cơ ổn định

– Cho xe di chuyển xuống nước, về số thấp

– Không ra khỏi giới hạn quy định của vật cản

– Không quay xe, thay đổi tốc độ đột ngột

Vượt vật cản “đồi” (dài 40m), trong đó:

– Leo lên đồi, lùi số giảm tốc độ để xe chạy ổn ssinhj, phanh xe băng hệ thống phanh

Vượt vật cản “Răng lược” như sau:

– Dừng xe sao cho ba đờ sốc của xe ở trong khu vực quy định có chiều dài 0,5m trước vật cản

– Vượt qua vật cản giữ tốc độ động cơ ổn định

– Không quay xe, thay đổi tốc độ đột ngột, dừng xe

Sau khi vượt qua tuyến, các phương tiện vận tải dừng lại ở vạch quy định, kéo phanh tay, tắt động cơ, đặt các cục chèn lốp.

Các thành viên phân đội vận chuyển các thùng gỗ có chứa các mảnh kim loại ra phía trước xe.

Sau đó các tuyển thủ xếp thành thàng 1, theo khẩu lệnh của phân đội trưởng, di chuyển về vạch đích.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Không đặt các cục chèn lốp tại điểm xuất phát – 60s

– Dừng xe khi đang vượt vật cán đoạn sông cạn – 60s

– Xe trôi xuống nước khi ra khỏi đoạn sông cạn – 60s

– Sang số khi đang vượt chướng ngại vật – 60s

–  Vượt ra khỏi đường thi quy định dù chỉ 1 bánh xe – 60s

–  Dừng động cơ – 60s

– Xe bị trôi ngược về phía sau hơn 0,5m – 60s

– Di chuyển theo đường vòng tròn mà không dừng xe trước chướng ngại vật (trừ “Đồi”) – 60s

– Dừng xe vận tải ngoài khu vực quy định – 60s;

– Bắt đầu di chuyển mà không có lệnh của trọng tài – 60s

– Làm rơi, làm mất trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 30s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s.

Đội giành chiến thắng ở giai đoạn 1 của Cuộc thi được xác định theo tổng thời gian thật tính từ khi xuất phát đến khi về đích, đã tính cả điểm phạt thời gian và thời gian dừng pit.

Thành viên phân đội, nếu không vượt dải chướng ngại vật (hoặc 1 vật cản) không đúng quy định, sẽ phải quay lại để thực hiện lại từ đầu, đội đó sẽ bị tính thời gian phạt do không tuân thủ trình tự thực hiện nhiệm vụ.

GIAI ĐOẠN 2:  “THI TIẾP SỨC”

Thành phần đội: Đội thi:12 người, gồm:

+ Đội trưởng – 1 người;

+ Các tuyển thủ – 10 người, trong đó tài xế hạng C ít nhất 1 người;

+ Bảo hiểm – 1 người;

– Trang phục: Quân phục

Trạng thái ban đầu ban đầu: Các tuyển thủ đứng ở hành lang đã được quy định. Dưới sự giám sát của Tiểu ban bảo đảm kỹ thuật, đội thi tiến hành kiểm tra trang thiết bị, khí tài, kiểm tra khả năng hoạt động của chúng, tiếp nhiên liệu, dầu mỡ và làm nóng máy.

Các khí tài và trang bị:

– Xe chuyên dụng Kamaz-43266 bánh 4×2, kích thước tổng thể: dài 7325mm, rộng 2550mm, cao không quá 3430 mm, khối lượng tải cho phép 9360kg, trọng lượng xe khi đầy tải 15200kg: 1 chiếc;

– Bộ chèn xe: 4 cái;

– Áo bảo hộ cứu hỏa: 3 cái;

– Mũ cứu hỏa: 3 cái;

– Bộ đồ phòng hóa cá nhân hạng nhẹ L-1: 5 bộ;

– Mặt nạ phòng hóa: 6 chiếc;

– Bơm tay thủy lực hai cấp: 1 chiếc;

– Banh tách cứu hộ: 1 chiếc;

– Kích trung bình: 1 chiếc;

– Thang kim loại 3 khúc: 1 chiếc;

– Mũ bảo hộ lao động: 3 chiếc;

– Hệ thống bảo hiểm (“Đa năng”) từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 2 chiếc (1 chiếc cho người bảo hiểm);

– Thiết bị hãm (“Số 8 cổ điển”) từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 1 chiếc (cho người bảo hiểm);

– Máy cưa xích chạy xăng: 1 chiếc;

– Máy cắt chạy xăng: 1 chiếc;

– Cáng bạt cứu thương: 1 chiếc;

– Garô cầm máu: 1 chiếc;

– Túi quân y;

– Găng tay: 2 đôi;

– Máy dò mìn: 1 chiếc;

– Cờ tín hiệu loại màu đỏ để đánh dấu mảnh kim loại: 4 chiếc;

– Cờ tín hiệu loại màu trắng để đánh dấu trang khu vực tìm kiếm và thu thập các mảnh kim loại: 6 chiếc;

– Bàn: 2 cái;

– Xẻng bộ binh loại 58 cm: 1 cái;

– Thùng gỗ: 3 cái;

– Cáng chuyên dụng với các ô riêng biệt để thu thập mảnh kim loại: 1 cái;

– Kìm kẹp để thu thập các mảnh kim loại: 1 cái;

– Mảnh kim loại: 3 mảnh;

– Hình nộm: 1 cái;

– Thiết bị kích hoạt tín hiệu: 1 cái;

– Súng ngắn K59 cỡ 9mm: 2 khẩu;

– Hộp tiếp đạn của súng ngắn: 2 cái;

– Áo chống đạn loại 2 tấm chắn ASA-99: 2 cái;

– Mũ chống đạn ZETA-4: – 2 cái;

– Tai nghe chống ồn – 2 chiếc;

– Áo đeo đồ loại bất kỳ – 2 chiếc;

– Bộ đàm – 2 chiếc;

– Máy phát điện 2,2-230 (búa tạ, cọc tiếp đất, dây tiếp đất): 1 cái;

– Nhà bạt tiểu đội: 1 cái;

– Thiết bị bơm hơi nhà bạt tiểu đội: 1cái;

Phần thứ nhất: “Dải tấn công”

Trạng thái ban đầu: Các tuyển thủ được trang bị túi mặt nạ phòng hóa cùng với mặt nạ phòng hóa.

Khi Trưởng ban giám khảo cuộc thi ra lệnh: (“TIẾN”), một tuyển thủ của đội sẽ thực hiện vượt qua các chướng ngại của dải tấn công. theo trình tự và cách thức sau:

– Vượt chướng ngại vật “Hào nước” trên một sợi dây căng qua hào nước;

– Vượt chướng ngại vật “Tường lưới” bằng cách leo trên lưới;

– Trước khi vượt qua chướng ngại vật “Hàng rào gỗ” phải đeo mặt nạ phòng hóa;

– Vượt chướng ngại vật “Hàng rào gỗ” bằng cách nhảy qua mép trên của hàng rào;

– Vượt chướng ngại vật “Hàng rào dây thép gai” bằng cách bò phía dưới;

– Chướng ngại vật “Gốc cây” bằng cách chạy qua;

– Vượt chướng ngại vật “Tòa nhà đổ” qua cửa sổ mở;

– Vượt chướng ngại vật “Hào và giao thông hào” bằng cách chạy qua;

– Vượt chướng ngại vật “Kè đường sắt” bằng chạy qua;

– Vượt chướng ngại vật “Cây đổ” bằng cách chạy qua;

– Vượt qua chướng ngại vật “Lưới thép gai trên cọc thấp” bằng cách chạy trên đó;

– Vượt chướng ngại vật “Tòa nhà bị phá hủy” qua cửa mở;

– Vượt chướng ngại vật “Lối vòng” bằng cách chạy qua;

– Sau khi vượt “Lối vòng”, tuyển thủ thi đấu tự cởi bỏ mặt nạ phòng hóa và để vào túi chứa trước khi chạy tới hành lang giáp tuyến tiếp theo.

Trọng tài hiện trường kiểm tra độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự thi và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Kết thúc phần thi là thời điểm chuyển giao tiếp sức tại hành lang bằng cách chạm tay vào đồng đội.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi 30s

– Không đeo mặt nạ phòng độc 60s

– Chuyển tiếp sức cho đồng đội không tại khu vực quy định 30s

– Làm hỏng mặt nạ phòng độc 60s

– Không để mặt nạ phòng độc vào túi đựng sau khi chạy qua lối đi qua 60s

– Bỏ qua vật cản 60 s (cho mỗi vật cản)

– Làm mất trang bị trong quá trình thực hiện bài thi 60s

– Bị ngã 60s (cho mỗi lần vi phạm)

– Làm hỏng trang bị dụng cụ 180s

– Chạm vào nước khi vượt vật cản mương nước 30s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích 300s

Phần 2 “Dải cứu hộ”

Trạng thái ban đầu: Nạp pháo hiệu, nhân viên bảo hiểm có mặt trước bức tường leo núi với dây bảo hiểm, tuyển thủ thi đấu được trang bị hệ thóng bảo hiểm đa năng trong bộ dụng cụ leo núi.

– Leo qua khung leo trèo (qua tất cả các xà ngang: nếu thành viên bị ngã xuống thì về tuyến ban đầu và bắt đầu leo lại)

– Nhảy qua mương nước

– Đi qua đường mê cung

– Đi xuyên qua đường hầm

– Đi qua cầu treo

– Đi qua cây cầu bị phá hủy

– Leo lên từng bậc của cầu thang

– Nhẩy qua bức tường

– Bò trườn qua dây thép gai “Lưới nhện” bên trong hành lang

– Vượt bức tường leo núi bằng cách leo lên có day đai bảo vệ lên tầng 4. Bắn pháo hiệu, xuống tầng 2 với sự hỗ trợ của dây bảo hiểm.

– Xuống tầng 2 bằng cầu thang, 1 nhân viên kỹ thuật sẽ giữ thang cho tuyển thủ leo xuống.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra tính chính xác và hoàn thành bài thi, quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong phần thi, chuyển tiếp sức cho đồng đội của mình bằng cách chạm tay nhau, ở khu vực hành lang quy định.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Chuyển tiếp sức cho đồng đội không tại khu vực quy định – 30s

– Bỏ qua vật cản – 60 s (cho mỗi vật cản)

– Làm mất trang bị trong quá trình thực hiện bài thi – 60s

– Bị ngã – 60s (cho mỗi lần vi phạm)

– Bị ngã khi leo qua khung leo trèo – 40s (cho mỗi lần vi phạm)

– Leo lên bức tường leo núi không sử dụng các mắt chốt trên tường – 30s

– Không dùng móc chốt – 60s         

– Xuống đất từ cầu không theo bậc thang – 30s

– Nhảy từ cầu thang hơn 3 bậc thang 1 lần – 60s

– Khi leo qua khung leo trèo không sử dụng xà ngang trên – 30s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s

Phần thứ 3: “Cánh cửa bị đóng kín”

Trạng thái ban đầu: Cửa bị chặn bởi thanh kim loại, trang bị gồm: 01 máy phát điện di động, dây nối đất, cọc tiếp đất, búa tạ, mũ bảo hộ, máy cắt kim loại, các tuyển thủ được trang bị quần áo và mặt nạ phòng hóa.

Hai tuyển thủ của đội thi sẽ tham gia phần thi theo trình tự sau:

– Mặc bộ quần áo phòng hóa và mặt nạ phòng hóa (trình tự: quần yếm, áo khoác có mũ trùm đầu, túi bảo hộ cá nhân, mặt nạ phòng hóa, găng tay các túi đeo phải được đeo chéokhuy trên quần yếm và áo khoác với mũ trùm đầu không được cài cúc trước khi mặc);

– Đội mũ bảo hộ lên trên mũ của áo trùm đầu;

– Mang máy phát điện di động và máy cắt tới cửa ra vào;

– Chuẩn bị cho máy phát điện hoạt động (trình tự: chuẩn bị cọc nối đất, dây trải hết chiều dài dây tiếp đất, nối với cọc tiếp đất và máy phát điện);

– Khởi động máy phát điện;

– Kết nối dây cắm của máy cắt với ổ cấp của máy phát điện di động;

– Kiểm tra hoạt động của máy cắt;

– Cắt thanh kim loại chặn cửa bằng máy cắt; (chờ bánh cắt dừng)

– Mở cửa;

– Đưa máy phát điện và máy cắt về trạng thái quy định (theo trình tự sau: tắt máy cắt, chờ đĩa cắt dừng hẳn, tắt máy phát điện, tháo dây tiếp đất khỏi máy phát điện và cọc tiếp đất, cuộn dây nối đất, thu cọc tiếp đất);

– Cởi mũ bảo hiểm;

– Đi qua cửa;

– Cởi bộ quần áo phòng hóa (tất cả các khuy phải được mở nút), mặt nạ phòng hóa được đưa về trạng thái hành tiến (bỏ vào túi, cài cúc và đeo trên vai).

Trọng tài hiện trường kiểm tra độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự công việc, đưa thiết bị về trạng thái quy định và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Kết thúc phần thi là thời điểm chuyển giao tiếp sức tại hành lang quy định bằng cách chạm tay vào đồng đội.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Chuyển tiếp sức cho đồng đội không tại khu vực quy định – 30s

– Không kiểm tra trạng thái hoạt động của máy mài – 30s

– Làm hỏng máy mài hoặc đĩa cắt của máy – 60s

– Làm rơi, làm mất trang bị trong khi thưc hiện nhiệm vụ – 30s

– Vi phạm quy tắc an toàn – 60s: Lưỡi máy mài không dừng lại hoặc phải can thiệp để dừng

– Không tuân thủ trình tự mang mặc trang phục bảo hộ và mặt nạ phòng độc – 30s

– Không đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu – 30s

– Cởi áo khoác mà không cởi cúc – 90s

– Không để mặt nạ phòng độc vào túi đựng – 30s

– Găng tay không đút vào tay áo – 30s

– Cài cúc trước khi mặc quần và tất dài, áo khoác có mũ trùm – 60s

– Tháo nối đất khi máy phát chưa dừng hoạt động – 30s

– Không đưa máy phát về trạng thái ban đầu – 20s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây ra chấn chương – 300s

Phần 4 của giai đoạn thi Tiếp sức

“Tìm kiếm và thu thập các mảnh kim loại”

Trạng thái ban đầu: Khu vực quy định có diện tích 10х10 m, được phủ hỗn hợp cát và mùn cưa độ sâu 0,3m, có sử dụng thiết bị dò mìn, bàn, kẹp cầm tay, cáng cứu thương, thùng gỗ cho mỗi mảnh kim loại, 3 mảnh kim loại, cờ tín hiệu màu trắng 6 cái, cờ đỏ 3 cái, xẻng, nhà phao và bơm. Các mảnh kim loại được đặt ở các vị trí khác nhau trong khu vực tìm kiếm quy định. Các tuyển thủ được trang bị đồ bảo hộ, mặt nạ phòng độc.

3 tuyển thủ sẽ tham dự thực hiện nhiệm vụ này theo trình tự như sau:

Mặc đồ bảo hộ cá nhân, sau đó bắt đầu công việc như sau:

– Tuyển thủ dùng máy dò mìn, cờ màu xanh để đánh đấu khu vực được kiểm tra

– Khi phát hiện các mảnh kim loại, người tím thấy nó giơ tay lên cao, cắm cờ tín hiệu màu đỏ

– Sau đó các thành viên còn lại di chuyển tới vị trí người kia phát hiện mảnh kim loại, lấy cờ tín hiệu màu đỏ bằng xẻng, đào lấy mảnh kim loại, dùng kẹp cầm tay để nó lên cáng chuyên dụng

Xem thêm  31. HÀNH QUÂN SAYAN

Sau khi phát hiện và tìm thấy cả 3 mảnh kim loại, cho chúng lên cáng đưa tới nơi kiểm tra

– Tại điểm kiểm tra, các thành viên phân đội lấy từng mảnh kim loại ra khỏi cáng, cho vào thùng gỗ, khóa thùng lại.

Sau đó tiếp tục:

– Vận chuyển nhà phao, máy phát điện ra khỏi khu vực tìm kiếm mảnh kim loại

– Gỡ nhà phao ra

– Chuẩn bị máy phát điện (trình tự: đóng cọc nối đất, gỡ dây nối đất ra, nối dây với cọc và máy phát)

– Khởi động máy phát

– Khởi động bơm, thực hiện bơm nhà phao (lắp bơm vào van và bơm, nếu van chưa báo đầy, chờ 6 phút)

– Máy phát và bơm được đưa về trạng thái ban đầu (trình tự: tắt bơm, tắt máy phát, tháo dây nối đất khỏi cọc và máy phát, cuộn dây nối đất lại, rút cọc ra)

Đưa trang bị dụng cụ vào trong nhà phao (máy phát, cọc nối đất, dây nối đất, bơm), các thùng gỗ chứa các mảnh kim loại và dầm gỗ để di chuyển kiện hàng

– Toàn phân đội đi qua nhà phao, sau đó mang dầm gỗ, các thùng gỗ đững các mảnh kim loại ra khỏi nhà phao, đứng thành hàng 1 và cởi bỏ trang bị bảo hộ

– Theo hiệu lệnh của phân đội trưởng, cởi bỏ quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc và cho mặt nạ vào bao đựng

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, chuyển tiếp sức cho đồng đội của mình ở hành lang quy định.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Chuyển tiếp sức cho đòng đội không ở khu vực hành lang quy định – 30s

– Làm rơi, mất trang bị dụng cụ khi thực hiện phần thi – 60s

– Vào khu vực (nguy hiểm) chựa được kiểm tra bằng máy dò mìn – 30s

– Không tìm thấy mảnh kim loại (cho mỗi mảnh kim loại ko tìm thấy) – 60s

– Làm rơi mảnh kim loại xuống mặt đất khi đang thu thập hoặc khi cho vào thùng – 60s

– Để các mảnh kim loại va hạm vào nhau khi vận chuyển chúng bằng cáng – 60s

– Mang từng mảnh kim loại về trạm kiểm tra – 60s

– Chỉ 1 người vận chuyển thùng gỗ chứa các mảnh kim loại – 60s

– Không rút cờ tín hiệu trước khi đặt mảnh kim loại lên cáng – 30s

– Bơm nhà phao không tới khi van báo đầy – 100s

– Găng tay không đút vào tay áo – 30s

– Tuyển thủ không vượt qua nhà phao – 60s

– Bật máy phát mà không nối đất – 60s

– Quần áo bảo hộ và mặt nạ phòng độc không được xếp gọn gàn – 30s

– Cởi quẩn áo bảo hộ khi chưa cởi cúc – 30s

– Cài cúc trước khi mặc quần và tất dài, áo khoác – 60s

– Tháo nối đất khi máy phát chưa dừng làm việc hẳn – 60s

– Không đưa máy phát về trạng thái ban đầu – 90s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bât kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s

Phần 5 giai đoạn Tiếp sức “Mê cung tổng hợp”

Trạng thái ban đầu: Gian huấn luyện đa năng “Mê cung”, tại vạch xuất phát có mỏ vịt, cưa xăng, khung lắp cưa, cáng cứu thương, bơm tay, băng garo cầm máu, các thanh gỗ, các thành viên phân đội được trang bị mũ bảo hộ và găng tay.

2 tuyển thủ sẽ tham dự thực hiện nhiệm vụ theo trình tự như sau:

– Kiểm tra khả năng hoạt động của cưa (tuyển thủ khởi động cưa, kiểm tra việc lưỡi cưa bắt đầu hoạt động, sau đó lên tay báo cáo)

– Chuẩn bị mỏ vịt và bơm tay

– Kiểm tra khả năng hoạt động của mỏ vịt và bơm tay (sử dụng phun vòi kết nối mỏ vịt với bơm, kiểm tra khả năng hoạt động (bằng cách mở môi không sử dụng tải trọng trên 1-2 bơm của máy bơm hai giai đoạn) sau đó thành viên lên tay báo cáo về tính khả năng hoạt động)

– Cắt đứt 3 thanh ngang bằng cưa máy

– Tắt máy, chờ cho lưỡi cưa dừng hẳn và mang cưa máy về vạch xuất phát

– Vượt chướng ngại vật đống đổ nát và bếp, sử dụng bơm tay và mot vịt (nếu cần dùng thêm các thanh dầm bằng gỗ), vượt qua vật cản, di chuyển vào trong mê cung tổng hợp để cứu người bị nạn (đặt garo cầm máu), chuyển thương bằng cáng cứu thương, trình tự như sau:

– Tuyển thủ đặt garo cầm máu cho nạn nhân

– Dùng mỏ vịt và bơm tay giải thoát nạn nhân ra khỏi vạt cản “Bếp bị đổ” (nâng bếp lên và cố định bếp bằng cavs thanh dầm gỗ)

– 2 tuyển thủ đưa người bị nạn ra khỏi đống đổ nát, đưa người này ra khỏi mê cung trên cáng cứu thương, đưa về vạch xuất phát

– Kiểm tra khả năng hoạt động của của cưa xăng (tuyển thủ khởi động cưa, kiểm tra việc lưỡi cưa bắt đầu hoạt động, sau đó lên tay báo cáo).

– Tắt máy, đưa cưa máy và bao cưa, sử dụng phanh hãm

– Quay lại mê cung để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo

– Sử dụng mỏ vịt và bơm tay để nâng bếp bị đỏ lên độ cao cần thiết, chống các thanh dầm bằng gỗ để cố định

– Dùng cưa để tạo lối đi

– Tắt máy, đưa cưa máy và bao cưa, sử dụng phanh hãm

– Dùng mỏ vịt và bơm tay để nâng kết cấu bị sụp đổ lên độ cao cần thiết, dùng các thanh dầm gỗ cố định lại

– Đưa các dụng cụ về trạng thái ban đầu:

– Dùng bơm tay đóng mỏ vịt (khe hở từ 5 – 10mm)

– Tháo mỏ vịt ra khỏi bơm

– Cuộn 2 ống xả của bơm lại

– Tắt cưa và cho vào bao đựng

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, chuyển tiếp sức cho đồng đội của mình ở hành lang quy định.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Chuyển tiếp sức cho đòng đội không ở khu vực hành lang quy định – 30s

          – Không kiểm tra trạng thái hoạt động của VKTBKT – 60s

– Làm mất, rơi trang bị dụng cụ khi dự phần thi – 60s

– Vi phạm quy tắc an toàn (60s) như:

+ Không hạ xuống phanh hãm, không tắt cưa máy và không đưa cưa máy vào bao cưa sau khi kết thúc thực hiện bài thi

+ Không chờ cho lưỡi cưa dừng hẳn

+ Các thành viên phân đội không tham dự thực hiện nhiệm vụ có mặt tại khu vực sử dung cưa máy gần hơn 1,5m

– Bỏ qua 1 phần vật cản khi vượt vật cản mê cung – 100s

– Băng garo không được cố định – 100s

– Để nạn nhân va đập với cấu trúc mê cung hoặc trang bị dụng cụ – 30s

– Không đưa nạn nhân vào khu vực quy định – 30s

– Nạn nhân bị rơi khi được di chuyển bằng cáng cứu thương – 60s

– Nâng và di chuyển các vật cản không sử dụng mỏ vịt và bơm tay – 60s

– Không đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu – 90s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Phần 6: “Bài thi Bắn súng K59”

Thực hiện bài bắn chiến thuật (thi đấu bắn súng chiến thuật phức hợp) “Phản kích cuộc tấn công vào đội cứu hộ”. Bài thi được thực hiện bởi 2 tuyển thủ.

Trạng thái ban đầu: Hai xạ thủ tiến đến vạch xuất phát của trường bắn, mặc trang bị, nhận đạn; áo bảo hộ và mũ bảo hộ được đặt ở vạch xuất phát, mục tiêu (các bia ẩn hiện) ở vị trí đứng. Xe được bố trí cửa sau hướng về cầu vượt, hạ phanh tay, tắt máy, đặt chèn chống trượt xe, cửa hậu đóng; ắc-quy được tháo gỡ và nằm cùng những chìa vặn gần bánh xe trái phía sau.

Xạ thủ cần trang bị:

– Áo giáp bảo vệ có các tấm giáp;

– Mũ bảo hộ;

– Kính bảo vệ (chống mảnh văng);

– Tai nghe chống ồn;

– Áo đeo đồ;

– Bộ đàm;

– Bộ sơ cứu cá nhân;

– Mặt nạ phòng hóa;

– Bao da cho súng lục (ở hông, thắt lưng hoặc trên áo. Bao da của người bắn súng phải được đóng (nếu bao da có khuy cài, kéo));

– Súng ngắn Makarov 9mm và 2 băng đạn, 2 viên đạn mỗi băng.

– Súng nằm trong bao, khoang hộp tiếp đạn rỗng.

– Băng đạn nằm trong túi.

– Độ nhạy của bia ẩn hiện được điều chỉnh bởi đội bảo đảm kỹ thuật, trường hợp bia đổ vì các yếu tố bên ngoài (như mưa, gió,..) thì bị coi là bắn trượt.

Sau khi hoàn thành mang mặc trang bị, các xạ thủ báo cáo bằng lời với người chỉ huy bắn “SẴN SÀNG” và giơ tay trái thông báo về trạng thái sẵn sàng thực hiện bài bắn. Chỉ huy bắn kiểm tra để bảo đảm các tuyển thủ mang mặc đúng kỹ thuật và ra lệnh: “BẮN”.

Sau khi nhận được lệnh của người chỉ huy bắn thì xạ thủ thực hiện phần thi

“Phản kích cuộc tấn công vào đội cứu hộ” theo trình tự sau:

Di chuyển vào khu vực bắn (khu A), được đặt sau một ụ chắn nhân tạo từ các phía khác nhau, cả hai tuyển thủ tiến hành nạp đạn và thực hiện lượt bắn trên 4 bia (mục tiêu ẩn hiện) trong khu vực của mình. Khi kết thúc lượt bắn (ở khu A), cả hai tuyển thủ tiến hành tháo đạn, khám súng khóa an toàn, cất băng đạn vào túi, số đầu tiên hướng vũ khí về phía trường bắn để cảnh giới cho người bắn thứ hai, sau đó ra hiệu lệnh “TIẾN LÊN”. Bài thi được thực hiện trong tư thế đứng.

Xạ thủ thứ 2 tiến vào khu vực B. Trong “khu vực B”, chiếm vị trí bắn bắn từ cửa sổ mở của nơi trú ẩn nhân tạo, nạp đạn vào súng và bắn vào hai mục tiêu số 6, ở khoảng cách 15-20 mét.

Khi kết thúc bắn (ở khu B), xạ thủ tự khám súng, cài chốt an toàn và lắp băng đạn vào trang bị, hướng vũ khí về phía trường bắn để yểm trợ cho xạ thủ thứ nhất và đưa cho anh ta lệnh “Tiến lên”.

Xạ thủ thứ nhất tiến vào “khu vực B”, chiếm vị trí để bắn từ cửa sổ mở của nơi trú ẩn nhân tạo, tiến hành nạp đạn và bắn vào hai mục tiêu số 6 nằm trong khu vực bắn của mình, trong đó mục tiêu phạt màu đỏ nằm giữa các mục tiêu (biểu thị vật nguy hiểm).

Khi kết thúc bài bắn (ở khu B), xạ thủ thứ nhất tự khám súng ra, cài chốt an toàn và lắp cùng băng đạn vào trang bị.

Trường hợp xuất hiện đạn thối, trọng tài ra lệnh pit-stop để khắc phục sự cố và thay đạn.

Xạ thủ thứ hai đặt khẩu súng lục vào bao da và ra lệnh “Tiến” ra xe vận tải từ khu vực bắn.

Khi tiếp cận xe các tuyển thủ cài đặt pin ắc-quy nằm 1m cách xe với trình tự sau:

·        Rút ắc-quy ra khỏi bao đựng

·        Lần lượt di chuyển ắc-quy

·        Cài đặt từng ắc-quy một tại chỗ quy định

·        Vặn nhãn bằng chìa vặn

·        Cố định bao đựng

·        Thu các cục chèn lốp, ngồi vào cabin

·        Nổ máy

·        Cho xe di chuyển 1 đoạn 800m theo trình tự như sau:

Vượt vật cản “đoạn sông cạn” (sâu 0,5m, rộng 5m, dài 20m), trong đó:

– Dừng xe sao cho ba đờ sốc của xe ở giữa vạch quy định trước vật cản

– Vượt qua vật cản giữ tốc độ động cơ ổn định

– Cho xe di chuyển xuống nước, về số thấp

– Không ra khỏi giới hạn quy định của vật cản

– Không quay xe, thay đổi tốc độ đột ngột

Vượt vật cản “đồi” (dài 40m), trong đó:

– Leo lên đồi, lùi số giảm tốc độ để xe chạy ổn định, phanh xe băng hệ thống phanh

Vượt vật cản “Răng lược” như sau:

– Dừng xe sao cho ba đờ sốc của xe ở giữa vạch quy định trước vật cản

– Vượt qua vật cản giữ tốc độ động cơ ổn định

– Không quay xe, thay đổi tốc độ đột ngột, dừng xe

Sau khi vượt qua tuyến, các phương tiện vận tải dừng lại ở vạch quy định, kéo phanh tay, tắt động cơ, đặt các cục chèn lốp.

Để xử lý ùn tắc và các tình huống khác làm cản trở lượt thi của đội tiếp theo, trọng tài thực địa tại lối vào phất cờ đỏ và cờ trắng. Sau khi giải quyết xong, trọng tài thực địa sẽ giơ cờ trắng, quay về hướng di chuyển, hạ tay ngang vai về hướng di chuyển ra hiệu “Tiến về phía trước”.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Không làm khóa súng khi di chuyển tại điểm bắn – 60s

– Bắn trúng bia phạt – 120s

– Tuyển thủ xuất phát trước khi tuyển thủ khác ra lệnh «tiến lên» – 30s

– Mỗi phát bắn trượt – 30s

– Làm rơi, làm mất trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 30s

– Bắn trước khi có hiệu lệnh của người dẫn bắn – 60s

– Bắn sau khi có lệnh dừng bắn của người dẫn bắn – 60s

– Chỉ 1 người di chuyển và cài đặt pin ắc-quy – 100s

– Di chuyển 2 pin ắc-quy đồng thời – 100s

– Không đưa pin ắc-quy vào bao đựng – 100s

– Vặn nhãn không sử dụng chìa vặn – 100s

– Chĩa súng về phía sau trường bắn – 60s

– Không để các cục chèn lốp về vị trí ban đầu – 60s

– Dừng xe khi đang vượt vật cán đoạn sông cạn – 60s

– Xe trôi xuống nước khi ra khỏi đoạn sông cạn – 60s

– Sang số khi đang vượt chướng ngại vật – 60s

 – Vượt ra khỏi đường thi quy định dù chỉ 1 bánh xe – 60s

 – Dừng động cơ – 60s

 – Xe bị trôi ngược về phía sau khi lên đồi hơn 0,5m – 60s

– Di chuyển theo đường vòng tròn mà không dừng xe trước chướng ngại vật (trừ “Đồi”) – 60s

–  Dừng xe vận tải ngoài khu vực quy định – 30s; bắt đầu di chuyển mà không có lệnh của trọng tài – 60s

– Cho xe di chuyển trước khi có hiệu lệnh của trọng tài – 60s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s.

Đội giành chiến thắng ở giai đoạn 2 của Cuộc thi được xác định theo tổng thời gian thật tính từ khi xuất phát đến khi về đích, đã tính cả điểm phạt thời gian và thời gian dừng pittop.

Thành viên phân đội, nếu không vượt dải chướng ngại vật (hoặc 1 vật cản) không đúng quy định, sẽ phải quay lại để thực hiện lại từ đầu, đội đó sẽ bị tính thời gian phạt do không tuân thủ trình tự thực hiện nhiệm vụ.

GIAI ĐOẠN 3: “GIÀNH CHIẾN THẮNG”

Thành phần đội thi: Đội thi 12 người, gồm:

+ Đội trưởng: 1 người

+ Các tuyển thủ của đội thi: 10 người, trong số đó tài xế hạng C không ít hơn 2 người;

+ Bảo hiểm: 1 người;

Trang phục: Quân phục, bộ quần áo phòng hóa và mặt nạ phòng hóa, hệ thống bảo hiểm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố.

Vị trí xuất phát: Đội thi đứng tại vạch XUẤT PHÁT. Dưới sự giám sát của Tổ kỹ thuật, đội thi tiến hành kiểm tra về khả năng hoạt động của các phương tiện khí tài, tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, làm nóng máy.

Các khí tài và trang bị:

– Xe chuyên dụng Kamaz-43266: 1 chiếc;

– Xe chuyên dụng Kamaz-43253: 1 chiếc;

– Dây buộc để chằng buộc hòm: 2 chiếc;

– Dây buộc để chằng buộc mô hình hàng hóa: 4 chiếc;

– Bộ chèn chống trôi xe từ tổ hợp phương tiện vận chuyển: 4 chiếc;

– Áo bảo hộ cứu hỏa: 2 chiếc;

– Mũ cứu hỏa: 2 chiếc;

– Khay để đốt lửa: 2 chiếc;

– Bộ đồ phòng hóa L-1: 11 chiếc;

– Mặt nạ phòng hóa PМК-3: 11 chiếc;

– Thang kim loại: 1 chiếc;

– Mũ bảo hộ lao động: 3 chiếc;

– Hệ thống bảo hiểm đa năng từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 12 chiếc (1 cho người bảo hiểm);

– Thiết bị hãm (khóa số 8) từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 1 chiếc (người bảo hiểm);

– Dây leo động lực học đường kính 11mm từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố: 4 chiếc (1 cho người bảo hiểm);

– Móc leo núi từ tổ hợp cứu hộ leo trèo thành phố (khóa chữ D): 12 chiếc (1 cho người bảo hiểm);

– Máy cưa xích chạy xăng: 1 chiếc;

– Máy cắt sắt chạy xăng: 1 chiếc;

– Cáng bạt: 1 chiếc;

– Băng y tế (3mx8cm): 1 chiếc;

– Nẹp Cramer để nẹp chân tay: 1 chiếc;

– Túi quân y: 01 cái

– Bình chữa cháy: 2 chiếc;

– Bộ gá kẹp chuyên dụng nhiều vòng: 4 chiếc;

– Găng tay cotton: không dưới 3 đôi;

– Dầm gỗ để di chuyển mô hình công ten nơ cứu hộ: 6 chiếc;

– Công ten nơ cứu hộ khối lượng không dưới 400 kg: 1 chiếc;

– Hình nộm người bị nạn: 1 chiếc;

– Súng ngắn cỡ 9mm Makarov (K59): 5 khẩu;

– Hộp tiếp đạn của súng ngắn Makarov: 15 chiếc;

– Áo chống đạn ASA-99: 10 chiếc;

– Mũ chống đạn ZETA-4: 10 chiếc;

Phần thứ nhất “Hào có nước”

Theo khẩu lệnh “Tiến quân” của trưởng BGK, toàn phân đội cùng trang bị dụng cụ có mặt tại điểm bắt đầu đường thi (vạch xuất phát).

Trạng thái ban đầu: hào đầy nước, dây kéo.

Tất cả thành viên phân đội tham dự thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau đây: Từng tuyển thủ thực hiện nhiệm vụ vượt hào nước (dài 4m, cao 2 m) và vận chuyển trang bị dụng cụ qua hào nước bằng dây cáp treo (tự chuẩn bị từ dây thừng, móc chốt). Chuyển trang bị dụng cụ từng cái một, không được để quá 1 dụng cụ rơi xuống nước.

Sau khi vận chuyển toàn bộ trang bị dụng cụ, tiến hành tháo dỡ dây cáp treo và để lại đường thi.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Di chuyển sang đường thi tiếp theo mà chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi trước đó – 100s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 60s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ (một cách trang bị dụng cụ không thể được sử dụng nữa) – 180s

– Làm mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong khi thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Có nhiều hơn 1người trên dây thừng – 60s

– Không thiết lập được dây cáp treo – 20s

– Tuyển thủ chạm xuống nước khi di chuyển qua hào bằng cáp treo – 30s

– Trang bị dụng cụ chạm xuống nước – 30s

– Vận chuyển trang bị dụng cụ qua hào mà không dùng dây cáp treo – 100s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Dây cáp treo để lại đường thi

Phần 2: “Bức tường có lưới”

Trạng thái ban đầu: Lưới nhện mái nhà được căng lên.

Tất cả các tuyển thủ của đội tham gia thi đấu theo trình tự sau:

Sau khi nhận được báo cáo từ đội trưởng về đội thi đã sẵn sàng, trọng tài hiện trường ra tín hiệu bằng cờ trắng cho phép đội thi vượt chướng ngại vật. Từng người một bắt đầu vượt chướng ngại theo lưới dây và chuyển thiết bị. Thiết bị được chuyển từng chiếc, chú ý trên vật cản luôn chỉ có không quá một thiết bị, từ mỗi phía vật cản có không quá 1 người;

Trọng tài hiện trường kiểm tra độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự công việc, đưa thiết bị về trạng thái qui định và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Đội thi được coi là hoàn thành phần thi khi đội cùng với trang thiết bị vượt qua tường lưới.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm:

– Vi phạm trình tự đường thi – 30s

– Vượt qua đường thi khác khi chưa hoàn thành nhiệm vụ trên đường thi trước – 100s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 60s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ (nếu trang bị dụng cụ không thể sử dụng nữa) – 180s

– Làm mất, làm rơi trang bị và đồng phục khi đi đường thi – 60s

– Chuyển trang bị không dùng thiết bị treo (trừ thang ba giai đoạn) – 30s

– Bất kỳ vi phạm nào đẫn đến vết thương 300s.

Phần 3 “Lối đi bị chặn”

Toàn phân đội cùng trang bị dụng cụ có mặt tại điểm thực hiện nhiệm vụ vượt chướng ngại vật tiếp theo.

Trạng thái ban đầu: khung kim loại lót bằng dầm gỗ, các thành viên phân đội đội mũ bảo hộ kính bảo hộ được hạ xuống, đeo găng tay bông, chìa vạn bu zi và xích dự phòng nằm gần vạch xuất phát. Các thành viên phân đội không tham dự thực hiện nhiệm vụ tập trung ở ngoài khu vực đường đua.

3 tuyển thủ sẽ tham dự thực hiện nhiệm vụ.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu bài thi. Các tuyển thủ di chuyển tới vị trí khung kim loại, tạo lối đi qua để di có thể di chuyển tới đường thi tiếp theo, theo trình tự sau:

Chuẩn bị cưa máy;

Kiểm tra khả năng hoạt động của cưa máy (tuyển thủ khởi động cưa, kiểm tra việc xích bắt đầu hoạt động, sau đó lên tay báo cáo);

Tạo một lối đi cấu trúc gỗ trong khu vực quy định;

Tắt máy;

Thay đổi xích:

Tuyển thủ vặn ra bu-lông cố định bao đựng bằng chìa vặn bu zi;

Tháo bao đựng và rút xích;

Cài đặt xích mới và cố định bao đựng;

Kiểm tra khả năng hoạt động của cưa máy (tuyển thủ khởi động cưa, kiểm tra việc xích bắt đầu hoạt động, sau đó lên tay báo cáo);

Đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tắt máy, cho vào bao đựng

Cùng với trang bị dụng cụ di chuyển ra khỏi đường đua

          Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Không đổi xích – 100s

– Không hạ kính bảo vệ của mũ bảo hộ xuống – 60s

– Không đeo găng tay – 60s

– Các thành viên phân đội sau tạo lối đi không di chuyển ra khỏi đường thi – 60s

– Di chuyển sang đường thi tiếp theo mà chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi trước đó – 100s

– Di chuyển sang đường thi tiếp theo mà chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi này – 100s

– Làm mất, làm rơi trang bị vật dụng khi đang thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Làm hỏng cưa máy – 60s

– Vi phạm quy tắc an toàn – 60s: Sau khi sử dụng cưa máy không hạ cưa xuống, không tắt máy và cất vào bao đựng

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Cưa máy để lại vạch xuất phát đường đua tiếp theo.

Phần 4: “Dải chướng ngại đặc biệt”

Trạng thái ban đầu: Các phần của dải chướng ngại được che bằng khói, người bị nạn kẹt ở tầng 2 của bức tường leo núi; thiết bị tạo tín hiệu đã được lắp đặt vào vị trí qui định, người bảo hiểm đứng ở phía trước tường leo núi sẵn sàng bảo hiểm cho các tuyển thủ. Toàn đội cùng trang thiết bị đứng tại biên tuyến thi “Dải chướng ngại đặc biệt”.

Sau khi nhận được báo cáo sẵn sàng của đội trưởng, trọng tài hiện trường ra lệnh bằng cờ trắng cho đội bắt đầu thi đấu. Toàn bộ đội cùng với trang thiết bị bắt đầu phần thi theo trình tự sau:

– Đội trưởng phát lệnh “CÓ KHÍ ĐỘC”;

– Toàn đội đeo mặt nạ phòng hóa theo quy định;

– Đội trưởng phát lệnh “TIẾN” (bằng khẩu lệnh kết hợp giơ tay) để đội vượt qua dải chướng ngại; Đội thi vượt chướng ngại vật theo trình tự sau:

– Vượt chướng ngại vật “Hàng rào gỗ” bằng cách nhảy qua mép trên của hàng rào, nhưng không quá ba tuyển thủ cùng nhảy qua cùng một lúc (trang thiết bị được chuyển qua phần trên của hàng rào từ tuyển thủ này sang tuyển thủ phía bên kia hàng rào);

– Vượt chướng ngại vật “Hàng rào dây thép gai” bằng cách bò qua mang theo thiết bị;

– Chướng ngại vật “Gốc cây” được vượt qua bằng cách từng người mang theo thiết bị chạy qua theo hàng;

– Vượt chướng ngại vật “Tòa nhà đổ” qua cửa sổ mở từng người mang theo thiết bị hoặc thiết bị được đưa qua cửa sổ mở cho tuyển thủ khác;

– Vượt chướng ngại vật “Hào và giao thông hào” bằng cách chạy qua cùng với thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Kè đường sắt” bằng chạy qua mang theo thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Cây đổ” bằng cách chạy qua mang theo trang bị;

– Vượt qua chướng ngại vật “Lưới thép gai trên cọc thấp” bằng cách chạy qua mang theo trang thiết bị;

– Vượt chướng ngại vật “Tòa nhà bị phá hủy” qua cửa sổ bị đóng ở tầng 1. Một tuyển thủ đội mũ bảo hiểm kiểm tra khả năng hoạt động của máy cắt, cắt thanh kim loại ở cửa sổ phía dưới, chờ bánh cắt dừng lại. Hai tuyển thủ đội mũ bảo hiểm chuẩn bị một thang kim loại có chiều cao cần thiết, đưa thang vào cửa sổ bị đóng ở phía trên và giữ thang; tuyển thủ đội mũ bảo hiểm kiểm tra khả năng hoạt động của máy cắt, mang theo máy cắt leo lên cầu thang tới cửa sổ bị đóng và cắt thanh kim loại, tắt máy, chờ lưỡi cắt dừng hoàn toàn thì xuống thang; các tuyển thủ từng người một mang thiết bị vượt qua cửa sổ đã mở tầng 1.

– Vượt chướng ngại vật “Lối vòng” bằng cách chạy qua cùng với trang thiết bị. Sau khi vượt qua chướng ngại vật “Lối vòng “, các tuyển thủ tự tháo mặt nạ phòng hóa và đặt chúng vào túi đựng trước khi đến chướng ngại vật tiếp theo;

– Vượt chướng ngại “Hào sâu” bằng cách mang theo trang thiết bị nhảy qua;

– Vượt chướng ngại vật “Mê cung” bằng cách có mang theo trang thiết bị đi qua các lối mở thành hàng từng người, đi vòng quanh tất cả các phần mê cung;

– Vượt chướng ngại vật “Đường hầm” bằng cách thành hàng 1 người mang thiết bị đi qua bên trong đường hầm;

– Vượt chướng ngại vật “Cầu treo” bằng cách thành hàng 1 người mang thiết bị lần lượt đi qua vật cản

– Chướng ngại vật “Cây cầu bị phá hủy” được vượt qua bằng cách đi qua

thành hàng 1 người mang theo thiết bị. Khi đi xuống từ cây cầu bị phá hủy phải giẫm vào ít nhất vào một bậc;

– Vượt chướng ngại vật “Cầu thang bị phá hoại” bằng cách đi qua thành hàng một người theo từng bậc có mang theo trang thiết bị.

– Vượt chướng ngại vật “Bức tường” bằng cách nhảy qua (thiết bị được truyền qua thành trên của bức tường cho một tuyển thủ khác bên kia);

– Vượt chướng ngại vật “Lưới nhện” bằng cách cùng với thiết bị bò dưới dây thép gai bên trong hành lang vật cản;

– Vượt chướng ngại vật “Tường leo núi” bằng cách nâng các tuyển thủ theo các móc treo với sự trợ giúp của người bảo hiểm lên sàn tầng hai từng người một. Thiết bị được đưa lên tầng 2 từng cái bằng cách sử dụng dây leo núi, tuy nhiên chỉ sau khi tuyển thủ đảm nhiệm nâng thiết bị đã được bảo hiểm bằng cách cố định dây an toàn vào vấu của tường leo núi (cầu thang được chuẩn bị có độ dài cần thiết để đi xuống từ tầng hai và được truyền qua cửa sổ mở của tầng hai mà không sử dụng dây leo núi). Tuyển thủ cuối cùng trèo theo các móc lên tầng 4, bắn pháo hiệu lên trên từ thiết bị phát tín hiệu, đi xuống tầng 2 với sự giúp đỡ của người bảo hiểm. Đội thi đi xuống từ tầng 2 bằng thang. Khi tuyển thủ đầu tiên đi xuống thì một tuyển thủ trên tầng 2 sẽ giữ thang (bảo hiểm), sau đó việc giữ thang được thực hiện bởi tuyển thủ đã xuống (Đi xuống thang kim loại được thực hiện lần lượt từng người và bước từng bậc ngoại trừ ba bậc cuối cùng). Thiết bị được đưa xuống từng cái bằng cách sử dụng dây leo núi hoặc với sự trợ giúp của các tuyển thủ trong đội (Khi sử dụng dây leo núi: một tuyển thủ nâng thiết bị lên và chuyển nó cho một tuyển thủ đang đứng ở dưới, tuyển thủ này tháo liên kết của thiết bị với dây, đưa thiết bị đặt vào vị trí thuận lợi. Khi sử dụng trợ giúp của các tuyển thủ trong đội: Một tuyển thủ dùng một tay giữ thang và tay kia đưa thiết bị cho người ở dưới đỡ, đặt thiết bị vào vị trí thuận lợi), tất cả thiết bị được chuyển theo trình tự trên. Trên sàn tầng 2 có thể đứng không quá ba người.

Việc sơ tán người bị thương từ tầng 2 chỉ thực hiện sau khi tất cả đã qua tường leo núi; hai tuyển thủ cuối cùng chuẩn bị cáng, dây và móc leo núi để sơ tán người bị thương. Đồng thời cũng triển khai tuyến dây có sự tham gia của các tuyển thủ trong đội đang đứng ở dưới;

– Tiến hành sơ tán người bị thương (người bị thương phải được đưa chân xuống trước);

Sơ cứu người bị thương, cần:

– Đặt nẹp Cramer chân phải;

– Dùng băng cố định nẹp Cramer theo cả chiều dài;

– Di chuyển người bị thương tới vị trí được đánh dấu bằng cờ;

Song song với việc giải cứu người bị thương, các tuyển thủ của đội tiến hành đưa trang thiết bị về trạng thái qui định: thu thang cùng với dây leo núi đặt chúng gần tường leo núi.

Trọng tài hiện trường kiểm tra độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự công việc, đưa thiết bị về trạng thái qui định và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Phần thi hoàn thành khi đội cùng với trang thiết bị đến biên tuyến tiếp theo.

Các vi phạm sẽ bị phạt thời gian:

– Vi phạm trình tự vượt qua tuyến (đối với mỗi vi phạm) – 30 giây;

– Không đeo mặt nạ phòng hóa khi vượt vật cản (mỗi vi phạm) – 60 giây;

– Kính của mũ bảo hiểm không được đưa vào vị trí làm việc (đối với mỗi vi phạm) – 60 giây;

– Không kiểm tra khả năng làm việc của máy cắt – 60 giây;

– Lưỡi cắt không được dừng lại – 60 giây;

– Các tuyển thủ không tham gia vào công việc đứng trong phạm vi làm việc nguy hiểm của máy cắt (gần hơn 3 mét) – 60 giây;

– Thiết bị đều không được chuyển hoặc mang qua cửa sổ mở của tòa nhà đổ, tòa nhà bị phá hủy và tầng 2 của tường leo núi (mỗi vi phạm) – 30 giây;

– Mặt nạ phòng hóa không được đặt trong túi đựng mặt nạ sau khi vượt qua chướng ngại vật “Lối vòng” (cho mỗi lần vi phạm) – 30 giây;

– Vượt qua biên tuyến tiếp theo khi công việc ở tuyến trước còn chưa kết thúc (cho mỗi lần vi phạm) – 100 giây;

– Mất, rơi trang bị, thiết bị khi qua mốc (đối với mỗi lần vi phạm) – 60 giây;

– Vượt qua chướng ngại vật bằng cách nhảy từ cái này sang cái khác (cho mỗi vi phạm) – 30 giây;

– Các tuyển thủ không đi qua cửa sổ (cho mỗi lần vi phạm) – 20 giây;

– Bỏ qua các phần của dải chướng ngại (cho mỗi lần vi phạm) – 60 giây;

– Tuyển thủ bị ngã (cho mỗi lần vi phạm) – 60 giây;

– Nhảy khỏi cây cầu bị phá hủy mà không giẫm vào bậc nào (mỗi vi phạm) – 60 giây;

– Leo tường leo núi không theo trình tự các móc, (đối với từng trường hợp), trừ việc đi vào lối cửa sổ – 20 giây;

– Đi xuống thang kim loại mà không giữ thang (bảo hiểm) (cho mỗi lần vi phạm) – 30 giây;

– Thiếu bảo hiểm cho người nâng hạ thiết bị bằng dây leo núi – 20 giây;

– Móc carabiner không chốt khóa khi leo tường leo núi (đối với mỗi lần vi phạm) – 20 giây;

– Rơi thiết bị khi nâng lên và hạ xuống từ tường leo núi (đối với mỗi vi phạm) – 60 giây;

– Có hơn 3 người trên sàn tầng 2 tường leo núi cùng lúc (cho mỗi vi phạm) – 100 giây;

– Có hơn 1 người trên thang kim loại cùng lúc (mỗi lần vi phạm) – 60 giây;

– Các tuyển thủ đứng trên cầu thang trong quá trình chuyển thiết bị không dùng tay giữ thang (cho mỗi lần vi phạm) – 20 giây;

– Nhảy từ thang bằng kim loại từ độ cao hơn 3 bậc xuống đất (cho mỗi lần vi phạm) – 20 giây;

– Các tuyển thủ bỏ bậc khi xuống thang (mỗi vi phạm) – 30 giây;

– Thiết bị không được thu gọn và không được đưa về trạng thái qui định (đối với mỗi vi phạm) – 90 giây;

– Không cố định hết toàn bộ chiều dài nẹp Cramer – 60 giây;

– Khi sơ tán người bị thương để xảy ra sự thay đổi tư thế người bị thương ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của nạn nhân (va chạm, ngã, đầu dốc xuống dưới); – 100 giây

– Không sơ tán người bị thương tới khu vực qui định  – 20 giây;

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào dẫn đến thương tích – 300 giây.

Thang kim loại, cuộn dây dùng để nâng hạ thiết bị được đặt lại biên tuyến đã vượt qua.

Phần 5 “Mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân”

Toàn phân đội cùng trang bị dụng cụ có mặt tại vạch xuất phát.

Trạng thái ban đầu: khu vực mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân.

Trọng tài phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu thi.

Các tuyển thủ thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

– Mặc bộ quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc (trình tự: quần và tất dài, áo khoác có mũ trùm, túi đựng trang bị bảo hộ cá nhân một cách dây túi phải được chéo nhau trên ngực, mặt nạ phòng độc, găng tay). Không được cài cúc trước khi mặc quần và tất dài và áo khoác có mũ trùm.

– 2 thành viên phân đội, thực hiện tạo lối đi qua cánh cửa bị đóng kín, đội mũ bảo hộ ra ngoài mũ áo.

– Sau khi mang mặc xong, phân đội trưởng báo cáo với trong tài thực địa để kiểm tra.

– Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

– Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Tuyển thủ mang mặc trang bị bảo hộ cá nhân ngoài khu được xác định trước – 30 s

– Không mang đeo dây của quần áo bảo hộ trên ngón tay – 30s

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi 30s

– Làm hỏng trang bị bảo hộ cá nhân – 60s

– Không buộc chặt dây đeo – 30s

– Không tuân thủ trình tự mang mặc quần áo bảo hộ và mặt nạ phòng độc – 30s

– Găng tay không đút vào tay áo – 30s

– Để hở các bộ phận cơ thể – 30s

– Làm mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong khi thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Di chuyển đến đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ của đường thi trước – 100s

– Cài cúc trước khi mặc quần và tất dài, áo khoác có mũ trùm – 60s

– Làm hỏng trang bị – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Phần  6: “Cánh cửa bị bịt kín”

Trạng thái ban đầu: Cửa bị khóa và chặn bởi thanh kim loại ngang, các tuyển thủ tham gia vượt tuyến đội mũ bảo hộ.

Toàn bộ đội thi cùng với trang thiết bị tiến tới biên tuyến thi.

Sau khi nhận được báo cáo sẵn sàng của người chỉ huy, trọng tài hiện trường ra lệnh bằng cờ trắng cho đội bắt đầu thi đấu.

Toàn bộ đội cùng với trang thiết bị bắt đầu phần thi theo trình tự sau:

– Hai tuyển thủ chịu trách nhiệm mở cửa khởi động máy cắt và kiểm tra khả năng hoạt động của máy;

– Cắt thanh kim loại đang chặn bản lề cửa; đợi bánh cắt dừng hoàn toàn, mở cửa; trở lại đường biên tuyến thi đưa máy cắt về đặt tại biên tuyến, bỏ mũ bảo hiểm (các tuyển thủ không liên quan đến việc mở cửa thì đứng ngoài và không được giúp đỡ);

Xem thêm  32. VĂN HÓA QUÂN SỰ

– Toàn bộ đội mang trang thiết bị đi qua cửa đã được mở;

– Theo lệnh của đội trưởng, toàn đội cởi bỏ quần áo phòng hóa cá nhân (các khuy phải được mở hết) và mặt nạ phòng hóa và đưa chúng về trạng thái hành tiến (để vào trong túi, túi đóng và đeo trên vai)).

Trọng tài hiện trường kiểm tra độ chính xác và đầy đủ trong thực hiện trình tự công việc, đưa thiết bị về trạng thái qui định và tuân thủ các quy tắc an toàn.

Đội thi được coi là hoàn thành phần thi khi đội mang theo các khúc gỗ và hòm gỗ đến tuyến tiếp theo.

Các vi phạm sẽ bị phạt thời gian:

– Vi phạm trình tự vượt qua tuyến (cho mỗi lần vi phạm) – 30 giây;

– Không kiểm tra hoạt động của máy cắt – 60giây;

– Làm hỏng cơ học máy cắt – 60 giây;

– Làm hỏng máy phát điện – 60 giây;

– Mất, rơi trang, thiết bị khi qua tuyến (đối với mỗi lần vi phạm) – 30 giây;

– Vi phạm các quy tắc an toàn – 60 giây, cụ thể là:

+ Bánh cắt không dừng lại;

+ Các tuyển thủ không tham gia vào công việc ở trong phạm vị làm việc nguy hiểm của bánh cắt và cưa xích (gần hơn 1,5 mét);

– Các tuyển thủ không đi qua cửa (cho mỗi lần vi phạm) – 30 giây;

– Bộ quần áo phòng hóa cá nhân và mặt nạ phòng hóa không được đưa về trạng thái ban đầu (đối với mỗi lần vi phạm)  – 20 giây;

– Cởi quần áo phòng hóa khi vẫn còn khuy đóng (đối với mỗi lần vi phạm)  – 30 giây;

– Vượt qua biên tuyến tiếp theo khi công việc ở tuyến trước còn chưa kết thúc (cho mỗi lần vi phạm) – 100 giây;

– Bất kỳ vi phạm nào dẫn đến thương tích – 300 giây.

Mũ bảo hộ, máy cắt được để lại tại biên của tuyến thi.

Phần 7 “Dập đám cháy”

Trạng thái ban đầu: trang phục cứu hỏa, mũ bảo hộ để trên bàn, thanh dầm để di chuyển kiện hàng và bình cứu hỏa để cạnh bàn, lửa cháy trong khay khác (nhân viên kỹ thuật đổ chất lỏng (2 lít) vào chỗ đốt và đốt chất lỏng khi phân đội bắt đầu mang mặc trang phục lính cứu hỏa. Trong đó trọng tài thực địa kiểm soát quá trình. Nếu phát hiện ra ít hoặc nhiều chất lỏng được đổ vào chỗ đốt thì đội tuyển đã bổ nhiệm trọng tài sẽ bị phạt 300 giây). Các thành viên phân đội không tham dự thực hiện bài thi đứng bên ngoài ranh giới đường chạy.

Có 2 tuyển thủ thực hiện nhiệm vụ.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu tiến về đường chạy. Các tuyển thủ di chuyển tới khu vực chữa cháy thực hiện nhiệm vụ dập lửa, trong đó yêu cầu:

 – Mặc quần áo chữa cháy (theo trình tự: quần, áo khoác, đeo đai lưng, đội mũ bảo hộ, đeo bao cánh tay, hạ kính bảo vệ của mũ xuống);

– Sử dụng các trang thiết bị dụng cụ chữa cháy

– Dập lửa bằng bình cứu hỏa

– Cởi bỏ quần áo cứu hỏa, đặt lên trên bàn, bình cứu hỏa để cạnh bàn

– Lấy thanh dầm và di chuyển ra khỏi đường thi đến vị trí phân đội đang tập kết.

 Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ ,đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

Không tuân thủ trình tự đường thi (cho mỗi lần vi phạm) -30s

Không tuân thủ trình tự mang mặc quần áo cứu hỏa (mỗi vi phạm) – 30s

Không kéo kính bảo vệ của mũ bảo hộ xuống (mỗi vi phạm) – 60s

Làm rơi quần áo bảo hộ xuống đất (mỗi vi phạm) – 60s

Lửa bùng lên cháy lại sau khi đã được dập trước khi bắt đầu nhiệm vụ tại đường thi tiếp theo (mỗi vi phạm) – 100s

Không mang bao cánh tay (mỗi vi phạm) – 30s

Không đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu – 60s

Di chuyển tới đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường này – 100s

Di chuyển tới đường thi tiếp theo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đường thi trước – 100s

Làm mất, làm rơi trang thiết bị dụng cụ khi đang thực hiện nhiệm vụ – 60s

Làm hỏng trang bị dụng cụ – 190s

Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương -300s

Quần áo cứu hỏa, mũ bảo hộ, dụng cụ cứu hỏa để lại đường thi.

Phần 8 “Di chuyển container”

Toàn phân đội có mặt tại vạch xuất phát cùng trang bị dụng cụ.

Trạng thái ban đầu: kiện hàng và thùng gỗ chứa những mảnh kim loại ở vạch xuất phát, phương tiện vận tải, Lắp vào đuôi xe 1 cầu tượt, cài phanh tay (xe ở chế độ dừng đỗ), tắt động cơ, dùng cục chèn bánh xe, cửa phía sau của xe được mở ra, đai chằng đã chuẩn bị xong được để ở vách trước của xe, đai co dãn để cố định các thùng gỗ đạt ở trong khoang hàng của xe.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu bài thi. Các tuyển thủ di chuyển tới vị trí kiện hàng, thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

Phân đội chia thành từng nhóm

Nhóm 1:

– Dùng sức của 7 người di chuyển kiện hàng lên xe bằng các dầm gỗ lên ván trượt

– 2 thành viên lấy dầm gỗ chèn vào phía trước kiện hàng

– Không quá 6 người thực hiện công viêc bốc xếp kiện hàng lên xe

– Gia cố kiện hàng bằng 4 dây đai vào các mấu góc trong khoang hoàng của xe

Nhóm 2:

– 4 tuyển thủ dùng sức bốc xếp các thùng gỗ chứa các mảnh kim loại lên khoang hàng của xe, hai người khiêng 1 thùng

– Xếp các thùng gỗ này vào khoang hàng, cố định lại bằn các dây đai co dãn

– Phân đội trưởng tiến hành kiểm tra các thùng hàng xem đã được gia cố chắc chắn hay chưa

– Sắp xếp ngay ngắn, không gỡ cục chèn lốp

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội cùng với trang bị dụng cụ di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Di chuyển đến đường thi tiếp theo mà chưa hoàn thành nhiệm vụ của đưởng thi trước – 100s

– Di chuyển kiện hàng không theo gỗ tròn – 300s

– Kiện hàng va chạm mặt đất – 60s

– Các tuyển thủ đứng trước kiện hàng – 60s

– Làm mất, làm rơi trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 60s

– Chỉ có 1 người vận chuyển thùng gỗ có chứa các mảnh kim loại – 60s

– Kiện hàng không được gia cố chắc chắn – 30s

– Không buộc chặt dây thừng gia cố bạt che khoang hoàng của xe vào các khoen dọc thân xe – 60s

– Các thùng gỗ có chứa thanh kim loại không được gia cố chắc chắn trong khoang hàng của xe – 30s

– Phân đội trưởng không kiểm tra xem hàng hóa có được gia cố chắc chắn hay không – 60s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất cứ vi phạm nào gây ra chấn thương – 300s.

Phần 9 “Đường vòng tròn”

Toàn phân đội có mặt tại vạch xuất phát.

Trạng thái ban đầu: phía sau khoang hàng của xe nối với ván trượt, kéo phanh tay, động cơ tắt, đặt các cục chèn lốp, khoang hàng xủa xe được phủ bạt.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu thực hiện bài thi. Phân đội bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

– Ngồi vào trong khoang xe vận tải (6 tuyển thủ trong khoang hàng, 2 người thu các cục chèn lốp rồi ngồi vào khoang lái), trong xe đặc chủng (1 người vào khoang lái ngồi, 2 người còn lại thu các cục chèn lốp sau đó cũng ngồi vào khoang lái)

– Nổ máy

– Theo hiệu lệnh của trọng tài thực địa (phất cờ trắng) cho xe di chuyển theo tuyến quy định (800m) theo trình tự như sau:

– Xe đặc chủng bắt đầu di chuyển trước chở kiện hàng, theo sau đó là xe vận tải

Vượt vật cản “đoạn sông cạn” (sâu 0,5m, rộng 5m, dài 20m), trong đó:

– Dừng xe sao cho ba đờ sốc của xe ở trong khu vực quy định có chiều rộng 0,5m trước vật cản

– Vượt qua vật cản giữ tốc độ động cơ ổn định

– Cho xe di chuyển xuống nước, về số thấp

– Không ra khỏi giới hạn quy định của vật cản

– Không quay xe, thay đổi tốc độ đột ngột

Vượt vật cản “đồi” (dài 40m), trong đó:

– Leo lên đồi, lùi số giảm tốc độ để xe chạy ổn định, phanh xe băng hệ thống phanh

Vượt vật cản “Răng lược” như sau:

– Dừng xe sao cho ba đờ sốc của xe ở trong khu vực quy định có chiều rộng 0,5m trước vật cản

– Vượt qua vật cản giữ tốc độ động cơ ổn định

– Không quay xe, thay đổi tốc độ đột ngột, dừng xe

Sau khi vượt qua tuyến, các phương tiện vận tải dừng lại ở vạch quy định, kéo phanh tay, tắt động cơ, đặt các cục chèn lốp.

Các thành viên phân đội vận chuyển các thùng gỗ có chứa các mảnh kim loại ra phía trước xe.

Sau đó các tuyển thủ xếp thành thàng 1, theo khẩu lệnh của phân đội trưởng, di chuyển về vạch đích.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Không đặt các cục chèn lốp tại điểm xuất phát – 60s

– Dừng xe khi đang vượt vật cản đoạn sông cạn – 60s

– Xe trôi xuống nước khi ra khỏi đoạn sông cạn – 60s

– Sang số khi đang vượt chướng ngại vật – 30s

– Vượt ra khỏi đường thi quy định dù chỉ 1 bánh xe – 60s

– Dừng động cơ – 60s

– Xe bị trôi ngược về phía sau hơn 0,5m – 60s

– Di chuyển theo đường vòng tròn mà không dừng xe trước chướng ngại vật (trừ “Đồi”) – 60s

– Dừng xe vận tải ngoài khu vực quy định – 60s;

– Bắt đầu di chuyển mà không có lệnh của trọng tài – 60s

– Làm rơi, làm mất trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 30s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất ký vi phạm nào gây thương tích – 300s.

Phần 10 “Toa tàu”

Trạng thái ban đầu: xe vận tải tắt máy, kéo phanh tay, chèn các cục chèn lốp, khoang sau phủ bạt, xe đặc chủng nổ máy, kéo phanh tay.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu thực hiện bài thi. 4 thành viên phân đội bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

– Trưởng xe đứng ở vị trí an toàn, ra hiệu lệnh bằng cớ trắng và cờ đỏ ra hiệu lệnh cho xe đặc chủng di chuyển về vị trí toa tàu.

– Lái xe cho xe di chuyển với tốc độ đủ để đảm bảo di chuyển an toàn cho cầu trượt, không thay đổi đột ngột tốc độ động cơ hoặc dừng lại.

– Sau khi di chuyển bằng xe ô tô đến toa tàu, 2 tuyển thủ sử dụng cục chèn chặn bánh xe. Tài xế kéo phanh tay, tắt máy, xuống xe.

– Trưởng xe kiểm tra độ chắc chắn và an toàn của xe.

– Các tuyển thủ di chuyển ra ngoài đường thi theo lệnh của phân đội trưởng, di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Sau khi thực hiện xong bài thi, phân đội di chuyển tới đường thi tiếp theo.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Dừng động cơ hoặc trôi xe – 30s

– Xe vận tải không được rá nối chắc chắn (bánh trước và bánh sau không khớp với các chốt và bề mặt toa tàu, khe hở giữa bánh và lớp đệm) – 120s

– Cho xe di chuyển khi chưa có lệnh của trưởng xe – 120s

– Hơn 4 người cố định xe – 60s

– Các thành viên không tham dự thi di chuyển ranh giới đường thi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ trên đường thi trước đó – 100s

– Các thành viên không tham dự thi di chuyển ranh giới đường thi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ trên đường thi trước này – 100s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Trục dọc và trục ngang của xe vênh với của toa tàu hơn 20cm – 20s

– Làm rơi, làm mất trang bị dụng cụ khi dự thi – 30s

– Không kéo phanh tay của xe – 120s

– Bất kỳ vi phạm nào gây chấn thương – 300s

Phần 11 “Thi bắn súng”

Toàn phân đội có mặt ở vach xuất phát.

Trạng thái ban đầu:

Tại điểm bắn, trên bàn có đặt khẩu súng ngắn và 3 hộp tiếp đạn, trong 1 hộp tiếp đạn có 3 viên đạn, trong 2 hộp tiếp đạn còn lại mỗi hộp có 1 viên, áo giáp chống đạn và mũ bảo hộ được để gọn gàng, các mục tiêu (bia popper) đặt ở phía trước. Thực hiện bắn từng phát 1 vào các mục tiêu. Mỗi đội tại đường bắn thực hiện với 5 hướng trong 2 loạt đổi người, số lượng tuyển thủ tham dự thực hiện nhiệm vụ – 10 người. Tư thế bắn – đứng bắn 1 tay.

Trọng tài thực địa phất cờ trắng ra hiệu bắt đầu bài thi. Theo đó các tuyển thủ thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:

– Mặc áo giáp chống đạn và đội mũ bảo hộ

– 5 người đầu tiên theo lệnh của người dẫn bắn di chuyển đến đường bắn, dừng lại tại điểm bắn, thống báo cho người dẫn bắn đã sẵn sàng

– Thực hiện bắn 3 mục tiêu với khoảng cách 25m, số lượng đạn – 5 viên (3 phát bắn chính, 2 viên dự phòng), nếu sau 3 phát bắn không trúng bia, thì bắn tiếp 2 viên dự phòng

– Khi kết thúc bài bắn thông báo lại cho người dẫn bắn

– Sau khi khám súng, để súng lên bàn, quay về vạch xuất phát

– Lượt bắn thứ 2 thực hiện theo trình tự tương tự.

– Sau khi tất cả các tuyển thủ có mặt tại vạch xuất phát, thực hiện cởi áo chống đạn và mũ bảo hộ, xếp thành 1 hàng.

– Trong trường hợp xảy ra phát bắn hỏng thì phải báo cáo với người dẫn bắn, sau khi kết thúc loạt bắn của lượt đó, đội thi sẽ di chuyển tới điểm dừng pit để làm rõ nguyên nhân bắn hỏng.

Trọng tài thực địa tiến hành kiểm tra độ chính xác và hoàn thành nhiệm vụ, đưa trang bị dụng cụ về trạng thái ban đầu, tuân thủ quy tắc an toàn.

Bài thi kết thúc khi tuyển thủ cuối cùng về tới vạch đích.

Nếu súng bị hóc thì người bắn được cho đổi viên đạn và bắn xong trong cuộc dừng pittop.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị tính điểm phạt:

– Không tuân thủ trình tự thực hiện bài thi – 30s

– Không để lại hộp tiếp đạn tại điểm bắn – 60s

– Không chốt khóa an toàn sau khi kết thúc bắn – 60s

– Mỗi phát bắn trượt – 30s

– Làm rơi, làm mất trang bị dụng cụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ – 30s

– Bắn trước khi có khẩu lệnh của người dẫn bắn – 60s

– Bắn sau khi có khẩu lệnh dừng bắn của người dẫn bắn – 60s

– Chĩa súng về phía sau trường bắn – 60s

– Làm hỏng trang bị dụng cụ – 180s

– Bất kỳ vi phạm nào gây thương tích – 300s

Đội dành chiến thắng ở giai đoạn 3 của Cuộc thi được xác định theo tổng thời gian thật thực hiện các bài thi tính từ lúc xuất phát đến lúc chạm vạch đích, trong đó có cả thời gian phạt và thời gian dừng pit.

Thành viên phân đội, nếu không vượt dải chướng ngại vật (hoặc 1 vật cản) không đúng quy định, sẽ phải quay lại để thực hiện lại từ đầu, đội đó sẽ bị tính thời gian phạt do không tuân thủ trình tự thực hiện nhiệm vụ.

Tuyến thi và bài thi “VỀ ĐÍCH” hoàn thành khi tuyển thủ cuối cùng của đội vượt qua VẠCH ĐÍCH.

V. Quy định xác định đội dành chiến thắng và các giải thưởng

45. Đội dành chiến thắng chung cuộc là đội có tổng thời gian thưc hiện các giai đoạn thi ít nhất.

46. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 đội có tổng thời gian ít nhất bằng nhau, sẽ tính đến thứ hạng đội đó dành được tại mỗi giai đoạn Cuộc thi(thú 1, 2, 3).

47. nếu vẫn bằng nhau, thì đội dành chiến thắng là đội có số thời gian phạt ít hơn.

48. Khi kết thúc giai đoạn 3 của Cuộc thi, tiến hành lễ bế mạc Cuộc thi.

49. Thời gian chính xác diễn ra các giai đoạn Cuộc thi được quyết định và có thể thay đổi bởi Ban Tổ chức Bộ Quốc phòng Việt Nam.

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC TRỌNG TÀI

50. Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi: 

Phối hợp với Trưởng ban Giám khảo Hội thao quân sự quốc tế và chỉ đạo công việc của các thành viên trong Ban Giám khảo Cuộc thi.

Trưởng Tiểu ban Giám khảo Cuộc thi có trách nhiệm: 

– Đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn trong quá trình diễn ra Cuộc thi;

– Chuẩn bị cơ sở vật chất huấn luyện (đường đua của Cuộc thi), VKTBKT và đạn dược, phương tiện kiểm soát khách quan, thiết bị đặc biệt… sẵn sàng cho thi đấu;

– Thực hiện công tác trọng tài một cách khách quan và xác định kết quả của từng đội trong từng giai đoạn thi và toàn bộ cuộc thi;

– Kịp thời thực hiện:

+ Lập biên bản, phê duyệt kết quả và giới thiệu nó cho BGK HTQSQT;

+ Xem xét kháng cáo của đại diện các đội về những vi phạm đã mắc và đưa ra lấy biểu quyết công khai trong Ban giám khảo.

– Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi có nghĩa vụ:

– Tiến hành họp về công tác tổ chức để thảo luận về chương trình Cuộc thi cũng như làm rõ các bài thi riêng lẻ (các giai đoạn thi) vào đêm trước Cuộc thi.

– Tạo điều kiện khách quan và bình đẳng cho tất cả những người tham gia cuộc thi;

– Đeo băng  với dấu hiệu nhận biết giám khảo trên tay áo có biểu tượng Cuộc thi trên đó;

Trước khi bắt đầu tiến hành Cuộc thi, Trưởng Tiểu ban Giám khảo có nghĩa vụ:

– Cùng với các thành viên Ban giám khảo kiểm tra tình trạng của các cơ sở đào tạo – huấn luyện của Cuộc thi (đường đua Cuộc thi), thiết bị kiểm soát khách quan, thiết bị đặc biệt cùng khả năng sẵn sàng cho thi đấu, kiểm tra sự sẵn sàng của các trọng tài hiện trường, tình trạng vũ khí đạn dược cùng các biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của vũ khí đạn dược;

– Tổ chức bài giảng về các yêu cầu an toàn cho tất cả những người tham gia Cuộc thi;

– Tổ chức bài giảng giới thiệu các địa điểm và cơ sở vật chất huấn luyện của các bài thi (các giai đoạn) của Cuộc thi;

– Kiểm tra sự sẵn sàng của những người tham gia Cuộc thi, đồng thời kiểm tra giấy tờ cá nhân để xác minh những người tham gia Cuộc thi có đúng với danh sách tên do các đội trưởng nộp trong đơn đăng ký hay không, kiểm tra kiến thức về Thể lệ Cuộc thi và về các trang bị cần thiết;

– Tiến hành rút thăm;

– Lập lịch tổ chức Cuộc thi.

Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, Trưởng Tiểu ban Giám khảo có nghĩa vụ:

– Tổ chức và điều hành công việc các thành viên Ban Giám khảo;

– Tuân thủ nghiêm Thể lệ Cuộc thi và yêu cầu tất cả các thành viên Ban Giám khảo và những người tham gia Cuộc thi tuân thủ.

– Tiến hành kiểm soát hành động của các trọng tài đang bấm giờ vượt qua đường đua cho những người tham gia cuộc thi và các đội thi nói chung.

– Tiếp nhận khiếu nại về các vi phạm bằng lời nói và bằng văn bản do các thành viên Ban Giám khảo và các đội trưởng trình lên, kịp thời tiến hành xem xét khiếu nại và đưa ra Ban Giám khảo để lấy biểu quyết công khai.

– Trong trường hợp không thông qua quyết định về khiếu nại (vấn đề gây tranh cãi) đó, kịp thời (trước khi công bố kết quả cuối cùng của cuộc thi) nộp đơn khiếu nại (vấn đề gây tranh cãi) lên Ban Giám khảo Hội thao;

– Thông báo kịp thời cho các đội trưởng về các quyết định đã thông qua đối với từng khiếu nại (từng vấn đề gây tranh cãi);

– Xem xét và phê duyệt các biên bản về kết quả hàng ngày của các giai đoạn thi và toàn bộ cuộc thi;

– Xem xét các vấn đề về việc cho phép các thành viên của đội tham gia thi đấu và thay thế các thành viên đó (nếu cần thiết) theo đơn đăng ký do đội trưởng nộp bằng văn bản trước khi bắt đầu cuộc thi;

– Dừng giai đoạn thi trong các trường hợp vi phạm các yêu cầu an toàn và trong trường hợp các tình huống bất khả kháng khác đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của các thí sinh, khán giả và khách mời của cuộc thi;

– Không cho phép người lạ vào nơi làm việc của các thành viên Ban Giám khảo và không cho phép các đội trưởng (quan chức cấp cao) gây áp lực lên các thành viên Ban Giám khảo vì lợi ích của việc đưa ra bất kỳ quyết định nào;

– Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, có liên lạc với nhân viên kiểm soát và nhân viên đảm bảo;

– Trực tiếp báo cáo cho TBGK HTQSQT về kết quả của Cuộc thi (giai đoạn Cuộc thi) với biên bản và tài liệu ảnh/video kèm theo.

– Trưởng TBGK có quyền đưa đề nghị về sự thay đổi nội dung Cuộc thi ra xem xét của các thành viên BGK.

– Quyết định có thể được coi là chấp nhận nếu biểu quyết da số phiếu. Trong trường hợp có phiếu bình đẳng thì Trưởng BGK thông qua quyết định dứt khoát.

– Dựa trên những sự thay đổi, Thư ký BGK lập biên bản mà các trọng tài ký kết, Trưởng BGK phê duyệt và phổ biến đến các nhân viên dự thi.

– Sau khi Cuộc thi xong, Trưởng TBGK cùng với Thư ký TBGK lập bản báo cáo chứa nội dung như sau: thông tin chung (tên, thời hạn và nơi Cuộc thi diễn ra), thông tin về các đội tuyển dự thi (số lượng nhân viên tham gia, tên, độ tuổi v.v.), kết quả Cuộc thi, khiếu nại và quyết định đối với khiếu nại, vi phạm kỷ luật (vi phạm lịch trình Cuộc thi, luật pháp của nước chủ nhà v.v.), tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng đảm bảo y tế, tuân thủ quy định về an toàn, đánh giá công tác trọng tài và các đại diện, kết quả chung đề cập đến những nhược điểm về tổ chức và diễn ra Cuộc thi cũng như những đề xuất về nâng cao điều kiện diễn ra Cuộc thi trong tương lai.

– Chuẩn bị và ký kết và công khai biên bản kết quả.

51. Giám khảo cuộc thi:

          Giám khảo của cuộc thi được chỉ định từ mỗi đội tham gia cuộc thi. Anh ta phải được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực tổ chức cuộc thi.

          Giám khảo Cuộc thi phải phục tùng Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi và chịu trách nhiệm về tính khách quan của công tác trọng tài và tính đúng đắn của việc tính toán kết quả Cuộc thi.

Giám khảo Cuộc thi có nghĩa vụ:

– Nghiên cứu Thể lệ cuộc thi;

– Giám sát tính đúng đắn và tính khách quan của việc tổ chức Cuộc thi và giám sát sự thực hiện đúng nghĩa vụ của các giám khảo, trọng tài thực địa và các thành viên của ban quản lý cuộc thi, cũng như các tính toán của họ về kết quả cuộc thi;

– Đánh giá một cách có trình độ và vô tư, không loại trừ các lỗi có thể dẫn đến sai lệch kết quả thi đấu, khách quan và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra cuộc thi;

– Tham gia các cuộc họp của các thành viên Ban giám khảo cuộc thi dưới sự chủ trì của Trưởng ban Giám khảo cuộc thi;

– Xem xét các kết quả thi, các khiếu nại và đưa ra quyết định trước tập thể (hội đồng) về các vấn đề đó hoặc đưa các vấn đề đó ra lấy biểu quyết chung của các thành viên Ban Giám khảo;

– Ký thông báo và biên bản về kết quả các giai đoạn của cuộc thi;

Giám khảo cuộc thi có quyền:

– Theo trình độ của mình, đánh giá kết quả thi, đeo băng nhận biết giám khảo;

– Nếu người tham gia (đội thi) vi phạm các yêu cầu an toàn, đề nghị Ban Giám khảo cuộc thi trừng phạt những người tham gia (đội thi) vì vi phạm quy tắc (hoặc đề nghị Ban Giám khảo xem xét vi phạm này);

Giám khảo của cuộc thi không được phép:

          – Сãi nhau với những người tham gia Cuộc thi;

          – Sử dụng máy quay vidieo, máy ghi âm, máy chụp ảnh không đề cập đến Thể lệ hiện hành;

          – Trong trường hợp xem xét tình hình tranh chấp được phép sử dụng trang bị kiểm soát khách quan đề cập đến Thể lệ hiện hành

          – Tiếp xúc với các huấn luyện viên hoặc thành viên dự thi sử dụng thiết bị kỹ thuật gửi dữ liệu;

          – Nếu trong công tác trọng tài bày tỏ thái độ bất lịch sự (lời nói, hành vi) thì sẽ bị truất quyền trọng tài. Trong đó không có quyền thay đổi trọng tài trong số thành viên đội tuyển.

52. Tiểu ban thư ký của Cuộc thi

          Ban thư ký cuộc thi là một bộ phận được chỉ định để thực hiện công tác tổ chức, xây dựng biên bản và chuẩn bị các nghị quyết (quyết định) v.v. Trong đó Thư ký Cuộc thi được bổ nhiệm từ nước chủ nhà và phu thuộc vào Trưởng TBGK Cuộc thi.

Thư ký cuộc thi có nghĩa vụ:

– Ghi biên bản các cuộc họp của Ban giám khảo;

– Lập trình tự phát biểu của các thành viên Ban Giám khảo;

– Xây dựng văn bản mệnh lệnh và quyết định của Trưởng Tiểu ban Giám khảo cuộc thi;

– Nhận đơn đăng ký, thực hiện thủ tục đăng ký và chuyển tới Trưởng ban Giám khảo cuộc thi;

– Gửi thông tin cho các cơ quan truyền thông nếu Trưởng TBGK cho phép;

– Làm tất cả các tài liệu về công tác trọng tài của cuộc thi;

– Điều hành công việc của các thành viên Tiểu ban thư ký;

– Chuẩn bị tài liệu báo cáo về cuộc thi.

Thư ký cuộc thi chịu trách nhiệm:

– Công tác phối hợp của tất cả các cán bộ Tiểu ban Thư ký của Tiểu ban Giám khảo cuộc thi;

– Liên tục duy trì liên lạc với BTK HTQSQT;

– Kịp thời xây dựng các biên bản trọng tài, kịp thời trình để xin chữ ký giám khảo các đội tham gia cuộc thi và trình Trưởng ban Giám khảo cuộc thi phê duyệt;

Cán bộ kỹ thuật của Ban thư ký phục tùng thư ký của cuộc thi và chịu trách nhiệm về phổ biến sự quyết định của Trưởng TBGK một cách kịp thời và chính xác.

Cán bộ kỹ thuật của Ban thư ký có nghĩa vụ:

– Hoàn thành đúng hạn các mệnh lệnh và hướng dẫn nhận được;

– Thu thập và xử lý thông tin theo hướng của mình;

– Có thể làm việc trên máy tính cá nhân, kịp thời cung cấp dữ liệu ở dạng chuẩn;

    Phiên dịch viên của Ban thư ký phục tùng thư ký của cuộc thi và chịu trách nhiệm dịch thuật chính xác và kịp thời tất cả các quyết định của Trưởng Tiểu ban Giám khảo cuộc thi.

Phiên dịch viên của Ban thư ký có nghĩa vụ:

– Nắm được Thể lệ cuộc thi;

– Nắm vững tiếng Anh (tiếng Nga) giao tiếp và kỹ thuật;

– Kịp thời và chính xác truyền đạt tất cả các quyết định của Ban giám khảo.

53. Trọng tài thực địa:

Được bổ nhiệm từ mỗi đội tuyển dự thi (đến 3 người). Nếu cần nước chủ nhà có thể bổ nhiệm trọng tài thêm. Trọng tài thực địa thực hiện các chức năng mang tính trách nhiệm hơn cả trong quá trình thực hiện công tác trọng tài trực tiếp đối với hành động của những người tham gia cuộc thi. Công việc của trọng tài thực địa là theo dõi cẩn thận những người tham gia cuộc thi và đánh giá hành động của họ, cũng như ngăn chặn việc vi phạm các quy tắc của cuộc thi và tuân thủ các yêu cầu an toàn.

Trọng tài thực địa có nghĩa vụ:

Nắm được:

– Quyền và nghĩa vụ của mình do Trưởng Tiểu ban Giám khảo cuộc thi đề ra;

– Các quy tắc thi đấu;

– Điều kiện thực hiện các tiêu chuẩn, trình tự hành động của người tham gia theo Thể lệ cuộc thi;

– Trong thời gian thực hiện bài thi, những người tham gia cuộc thi nên ở nơi thuận tiện và an toàn nhất, nơi có thể đánh giá khách quan hành động của họ;

– Đánh giá đúng các vi phạm, chính xác và nhanh chóng thông báo kết quả cho các giám khảo;

– Giám sát việc thực hiện các yêu cầu an toàn của người tham gia (đội thi) trong quá trình thực hiện các bài thi (diễn ra các giai đoạn thi);

– Cá nhân Thực hiện ghi chép, bấm giờ cho những người tham gia cuộc thi và các đội thi nói chung.

Trọng tài hiện trường không được gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện bài thi, điều này có thể tạo điều kiện hoặc cản trở hành động của những người tham gia cuộc thi.

Nếu đội tuyển không bổ nhiệm trọng tài thực địa thì đội tuyển đó không thể đưa khiếu nại đối với trọng tài thực địa của đội tuyển khác.

54. Phó trưởng TBGK

Phó trưởng TBGK được bổ nhiệm trong số các trọng tài của tất cả các đội tuyển dự thi. Phó trưởng BGK chịu trách nhiệm về làm chủ cuộc họp trọng tài trong trường hợp tình hình tranh chấp đối với nước chủ nhà xảy ra.

Trưởng TBGK và Phó trưởng TBGK đều phải là đại diện của các đội tuyển khác nhau.

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG SÚNG VÀ ĐẠN

56. Các tuyển thủ sử dụng súng ngắn và viên đạn phù hợp với Luật pháp hiện hành.

57. Ngoài điểm bắn súng ngắn phải được tháo đạn. Hộp tiếp đạn không có đạn phải được tháo ra súng. Nạp hộp tiếp đạn và lắp nó trên súng chỉ được phép tại chỗ quy định hoặc tại điểm bắn sai khi người dẫn bắn ra hiệu lệnh phù hợp với Thể lệ hiện hành. Trong trường hợp vi phạm điều kiện nói trên, tuyển thủ sẽ bị truất quyền tham dự.

58. Nếu súng ngắn chưa được nạp đạn ngã xuống mặt đất tại/ngoài điểm bắn thì sẽ được coi là vi phạm quy định về an toàn.

59.  Nếu súng ngắn được nạp đạn ngã xuống mặt đất trong quá trình thực hiện bài thi bắn thì tuyển thủ lấy súng, tháo nó dưới sự kiểm soát của trọng tài và sẽ bị truất quyền tham dự.

60. Nếu hộp tiếp đạn được nạp đạn ngã xuống mặt đất trong quá trình thực hiện bài thi bắn thì tuyển thủ có thể lấy nó sau khi bài thi (giai đoạn) kết thúc. Trong đó tuyển thủ  mất quyền sử dụng tất cả viên đạn đang  ở trong hộp tiếp đạn.

61. Các viên đạn không được bắn sẽ trở lại tại trạm cấp đạn hoặc cho nhân viên chịu trách nhiệm về cung cấp bảo tồn đạn.

62. Mỗi khi không sử dụng súng thì nó phải được tháo gỡ. Trong đó khoá nòng phải được mở hoặc súng phải được khóa an toàn, tháo hộp. Trên trường bắn súng có thể được bảo tồn tại chỗ quy định hoặc di chuyển một cách nòng súng luôn chĩa về hướng an toàn.

63. Trong qúa trình thực hiện bài thi bắn/hiệu chỉnh bắn, người bắn có thể nằm súng nhưng tháo nó trước. Súng luôn hướng mục tiêu. Nếu vi phạm điều kiện này thì tuyển thủ sẽ bị cảnh báo. Nếu vi phạm lại thì sẽ bị truất quyền thực hiện bài thi bắn/hiệu chỉnh bắn.

64. Nếu xuất hiện người, động vật hoặc tình hình nguy hiểm xảy ra trên trường bắn, người bắn phải ngừng bắn và báo cáo trọng tài. Trọng tài phải ra hiệu lệnh «Ngừng bắn».

65. Thực hiện xong bài thi bắn hoặc sau hiệu lệnh của trọng tài người bắn phải tháo súng và cho trọng tài khám súng tại điểm bắn. Người bắn có thể đưa súng ra khỏi điểm bắn nếu trọng tài cho phép.

66. Người bắn có thể huấn luyện bắn không sử dụng đạn ̣(bắn đạn giả) tại khu vực huấn luyện (là một khu vực quy định để huấn luyện trên trường bắn). Trong quá trình huấn luyện người bắn được phép lắp hộp tiếp đạn tháo đạn.

67. Người bắn và đại diện của đội tuyển bị cấm:

67.1. Sử dụng viên đạn trong khu huấn luyện chuẩn bị bắn, bôi trơn, làm sạch súng.

67.2. Tháo gỡ viên đạn, tự xử lý trục trặc.

67.3. Lấy súng ra bao súng hoặc sử dụng súng ngoài điểm bắn/ trên điểm bắn trước hiệu lệnh của trọng tài.

67.4. Chuẩn bị bắn bao gồm lắp súng, đưa ̣đạn vào ổ đạn ngoài điểm bán/ trên điểm bắn trước hiệu lệnh của trọng tài.

67.5. Va chạm súng khi trong khu bắn có người.

67.6. Chĩa súng ngắn vào người hoặc khu vực mà người có thể xuất hiện, chĩa súng được nạp đạn vào cơ thể của mình.

67.7. Chĩa súng về bất kỳ hướng nào ngoài hướng mục tiêu.

67.8. Va chạm súng của người bắn khác.

67.9. Đưa ngón tay vào vòng bảo vệ cò khi xử lý trục trặc, thay đổi hộp tiếp đạn, di chuyển với súng.

67.10. Ý định bắn vào khung kim loại, phần cơ giới của bia, biển số hướng bắn và trang bị khác (bao gồm bắn cao hơn thiết bị thu đạn và thiết bị bảo vệ) trên trường bắn.

67.11. Bắn súng ngoài điểm bắn lúc giờ không quy định.

67.12. Uống rượu, ma tuý, chất hướng thần và các chất hóa học tương tự khi đang trên trường bắn.

68. Nếu người bắn (đội tuyển) vi phạm những điều kiện nói trên thì sẽ bị truất quyền tham dự (bài thi, giai đoạn Cuộc thi hoặc Cuộc thi).

QUY TẮC HÀNH VI KHI THAM DỰ CUỘC THI

69. Khi trọng tài ra hiệu lệnh «Chuẩn bị bắn» những người bắn bị cấm nói chuyện ồn ào đến lúc trọng tài ra hiệu lệnh «Ngừng bắn», «Tháo súng». 

70. Chỉ những người bắn, trọng tài và nhân viên đảm bảo kỹ thuật được phép có mặt tại điểm bắn.

71. Trong quá trình thực hiện bài thi bắn các thành viên và khán giả bị cấm can thiệp vào công việc trọng tài và người bắn (làm phiền, hỗ trợ, nói khuyên).

72. Trong qúa trình ngắm bắn và bắn, khoá nòng phải ở phía sau tuyến khai hoả. Trong suốt thời gian bắn người bắn không được vượt qua tuyến khai hoả dù chỉ một phần cơ thể.

73. Trong qúa trình thực hiện bài thi:

– Không được cho phép các thành viên không khám sức khoẻ dự thi bắn

– Các thành viên không dự thi không được có mặt tại tuyến khai hoả

– Không được sử dụng trang thiết bị bổ sung cải thiện tính năng đạn đạo và khí tượng và phương tiện liên lạc vô tuyến không đề cập đến Thể lệ hiện hành.

74. Nếu người bắn vi phạm những điều kiện nói trên thì sẽ được xếp hạng cuối cùng trong bảng thi đấu.  Trong trường hợp đội tuyển hoặc thành viên của đội tuyển làm vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thì cả đội tuyển sẽ bị truất quyền dự thi.

75. Nếu làm hỏng súng thì có thể sử dụng súng dự phòng. Súng có thể được thay đổi sau khi giai đoạn Cuộc thi kết thúc/trước khi giai đoạn Cuộc thi bắt đầu/trong giai đoạn Cuộc thi (trong trường hợp có giải lao) nếu Trưởng TBGK cho phép. Không được đổi súng trong quá trình thực hiện bài thi lần lượt.      

76. Nếu súng bị hóc:

– Trọng tài dừng tính thời gian  (dừng pit)

– Nhóm kỹ thuật nghiên cứu nguyên nhân súng bị hóc rồi báo cáo cho Trưởng BGK. Sau đó Trưởng BGK thông qua quyết định.

– Nếu súng bị hóc vì những trục trặc kỹ thuật của viên đạn thì người bắn có thể thực hiện lại bài thi.

– Nếu súng bị hóc vì sai lỗi của người bắn thì thành viên này không được thực hiện lại bài thi và sẽ được xếp hạng cuối cùng trong bảng thi đấu.

Nguồn: https://armygames.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *